Nhận định thị trường: Cơ hội nào cho các trader trong tuần tới
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Thị trường biến động sau quyết định chính sách của Fed với tốc độ thắt chặt lần lượt là 50 và 75bps sau hai cuộc họp lãi suất trong tháng 5 và tháng 6.
S&P 500 tăng mạnh, chạm ngưỡng 2.6% sau đó giảm dần và ghi nhận mức tăng ổn định tại 1.2%. Kỳ vọng Fed sẽ hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn lạm phát cũng dấy lên cảnh báo rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể gây tác dụng phụ, nổi bật là khả năng suy thoái kinh tế trong năm tới. Điều quan trọng là các trader cần phân biệt giữa đầu cơ ngắn hạn và xu hướng phát triển giá dài hạn, trong bối cảnh S&P 500 giao dịch quanh vùng giữa MA 100 và 50 ngày.
Giới trader vừa trải qua giai đoạn chuyển giao từ cuối tháng Bảy sang tháng Tám, mang theo một số giả định có tính đầu cơ quan trọng. Mọi con mắt đang hướng đến báo cáo NFP vào thứ Sáu tới bất chấp hiệu suất chứng khoán giảm sút và các điều kiện thị trường không mấy khả quan. Các nhà đầu tư dự đoán kết quả giao dịch trong tháng 8 giảm sút trong khi tâm lý bullish bao trùm thị trường. Chúng ta đang bước vào tuần giao dịch thứ 31 trong năm, trong lịch sự ghi nhận đây sẽ là tuần mà nhịp độ thị trường đảo ngược đáng kể.
Biểu đồ hiệu suất chỉ số biến động VIX (Khung Daily)
Thị trường ngoại hối sôi động hơn trong tuần tới, ảnh hưởng bới sự sụt giảm của USD/JPY và các dữ liệu kinh tế quan trọng bao gồm chỉ số PCE Hoa Kỳ và báo cáo NFP, bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng. Triển vọng USD không mấy khả quan khi DXY giảm xuống mức thấp nhất nhiều tuần liên tiếp. Đồng bạc xanh đang chờ đợi đảo chiều xảy ra nhưng vẫn cần xem xét đến tâm lý giao dịch trên thị trường.
Biểu đồ của chỉ số DXY với MA 50 ngày và tỷ lệ thay đổi trong 1 ngày (Khung daily)
Kết quả khảo sát tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản, cập nhật GDP khu vực châu Âu và chỉ báo lạm phát PCE Hoa Kỳ có thể khiến thị trường biến động trong tuần này. Mọi con mắt đang hướng đến kết quả tăng trưởng Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong bối cảnh các thông tin liên quan đến suy thoái Mỹ trở nên mập mờ. Mỹ khẳng định chưa suy thoái, nhưng rõ ràng tăng trưởng kinh tế đã giảm tốc. Đồng EUR chịu áp lực từ dữ liệu GDP quý II của EZ và lạm phát của khu vực EU trong tháng 7. Một số tiêu điểm kinh tế khác trong tuần bao gồm: Bản tóm tắt ý kiến của BoJ, kết quả GDP của Eurozone và các báo cáo thu nhập có liên quan.
Lịch kinh tế toàn cầu trong 24h tiếp theo
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà giao dịch trên thị trường là rủi ro suy thoái. Nhìn vào xu hướng tìm kiếm của Google trong tuần qua, từ khoá "suy thoái" gần như chi phối toàn bộ hệ thống thị trường, gây áp lực lên các trader suốt nhiều tuần qua. Làm thế nào để đảm bảo cả hai mục tiêu là ngăn chặn làm phát (bằng cách điều chỉnh chính sách tiền tệ) và phòng ngừa suy thoái đang là câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Các từ khoá tài chính nổi bật trên Google
Một trong những tiêu điểm kinh tế tuần này phải nhắc đến báo cáo lĩnh vực dịch vụ ISM của Hoa Kỳ vào thứ Tư tới nhằm đánh giá sức khoẻ tiêu dùng và điều kiện lao động tại Mỹ. Thị trường cũng đang theo dõi các động thái chính sách đến từ hai NHTW lớn là BoE và RBA. Giới trader pricing khả năng cả hai ngân hàng lần lượt tăng 50bps lãi suất trong cuộc họp tới, chờ đợi diễn biến tiếp theo của đồng GBP và AUD.
Lịch kinh tế toàn cầu cho tuần 1 tháng 8
Dailyfx