Nhận định thị trường tài chính: Hướng đi nào cho các trader trong tuần tới?
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Thị trường tài chính toàn cầu chịu áp lực trong tuần trước khi lo ngại suy thoái bao trùm kéo theo đà giảm giá của các chỉ số chứng khoán, hàng hóa và các đồng tiền high-beta
Đường cong lợi suất 2-10 năm đảo ngược, cho thấy thị trường không còn kỳ vọng vào khả năng của Fed có thể "hạ cánh mềm" trong năm nay.
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu đáng kể trong thời gian gần đây. Trung Quốc công bố dữ liệu GDP quý II gây thất vọng trong khi chỉ số CPI Mỹ tháng 6 ghi nhận mức cao nhất trong hơn 40 năm. Thị trường định giá khả năng Fed sẽ tăng 100bps vào cuối tháng này. Kỳ vọng này phần nào đã giảm bớt sau bình luận của một số quan chức Fed trong tuần trước.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan cải thiện, cho thấy kỳ vọng lạm phát dài hạn của người dân Mỹ giảm đáng kể trong tháng 7, kết hợp với báo cáo doanh số bán lẻ tích cực đã hỗ trợ chứng khoán Mỹ tăng điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 2.15% vào thứ Sáu trong khi giá vàng tiếp tục trượt dốc bất chấp Đô la Mỹ giảm nhẹ. Giá dầu thô Brent và dầu thô WTI giảm hơn 5% trong bối cảnh lo ngại về rủi ro tăng trưởng. EIA công bố dữ liệu tồn khô xăng tiêu cực, kéo nhu cầu dầu giảm, gây áp lực lên đồng CAD. Tỷ lệ lạm phát tháng Sáu của Canada suy yếu.
DXY đạt mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2002. Đồng Yên Nhật giảm gần 2% so với Đô la Mỹ, là đồng tiền hoạt động kém nhất vào năm 2022. BoJ dự kiến duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong cuộc họp vào thứ Năm tới bất chấp những thay đổi mạnh mẽ đối với dự báo lạm phát và tăng trưởng. Các nhà hoạch định chính sách bày tỏ lo ngại về sự suy yếu của JPY, một số tin USD/JPY 140 là mức BoJ phải quan thiệp, nhưng mức đó khó mà chạm tới được trước cuộc họp BoJ tới. Dữ liệu lạm phát của Nhật trong tháng 6 vượt qua ngưỡng mục tiêu đặt ra.
EUR/USD chạm ngưỡng ngang giá trong tuần trước. ECB dự kiến bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, với mức tăng 25bps vào thứ Năm tới. Tỷ lệ lạm phát của châu Âu cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Các chuyên gia dự báo giá năng lượng tăng phi mã vào cuối năm nay. Thị trường định giá mức tăng 50bps cho cuộc họp vào tháng 9 tới của ECB.
Giá lúa mì lao dốc, giảm hơn 12% xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai. Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc trong tuần trước. Giá lúa mì tăng hơn 40% từ tháng 2 đến tháng 6 sau khi Nga phong tỏa các cảng trên Biển Đen của Ukraine. Hai nước tiếp tục xem xét tình hình căng thẳng chính trị trước khi đưa ra quyết định chính thức.
New Zealand báo cáo kết quả lạm phát quý II tăng vọt từ 6.9% lên 7.1% y/o/y. Dữ liệu thị trường lao động và lạm phát của Vương quốc Anh đã được công bố. GBP/USD đang giao dịch quanh mức thấp nhất năm 2020. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục long mạnh USD, theo dữ liệu từ Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC)
HIỆU SUẤT ĐÔ LA MỸ VỚI TIỀN TỆ VÀ VÀNG
Dailyfx