Nhận định thị trường tuần tới: Chiến lược giao dịch nào cho các nhà đầu tư?
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Các tài sản rủi ro tăng vọt trong tuần trước sau tin tức CPI Hoa Kỳ hạ nhiệt, giảm bớt những lo ngại của thị trường về lạm phát và tăng trưởng.
Chỉ số Dow Jones (DJIA) kết thúc tuần với mức tăng 2.92%, Russell 2000 và Nasdaq 100 cũng lần lượt tăng 4.93% và 2.71%. Triển vọng chứng khoán châu Âu ảm đạm nhưng chủ yếu vẫn kết thúc phiên trong sắc xanh. Các chỉ số chứng khoán châu Á hỗn hợp, mặc dù Nikkei 225 của Nhật Bản chạm đỉnh cao nhất kể từ tháng 1, tăng 2.62%.
Đô la Mỹ giảm so với hầu hết các đồng tiền khác sau khi các trader cắt giảm kỳ vọng điều chỉnh lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 9 tới. Trường hợp có khả năng xảy ra nhất là mức tăng 50bps bất chấp những bình luận hawkish của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang, bao gồm Chủ tịch Fed San Francisco, Mary Daly. Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ và biên bản họp FOMC trong tuần này. Giá vàng tăng nhờ triển vọng Fed dovish và đồng USD suy yếu.
Giá dầu thô Brent và dầu WTI phục hồi không đáng kể. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và Hoa Kỳ leo lên mức gần kỷ lục do tình trạng hạn hán trên khắp châu Âu đe dọa việc vận chuyển nguồn cung cấp than và giảm công suất thủy điện. Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2022 thêm 380 nghìn thùng/ngày trong khi OPEC cắt giảm dự báo xuống còn 260 nghìn thùng/ngày.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand dự kiến nâng lãi suất thêm 50bps vào cuộc họp trong tuần này. NZD/USD tăng gần 3.5%, cán mốc cao nhất kể từ đầu tháng Sáu. Tiêu điểm lịch kinh tế tuần này có sự góp mặt của hai sự kiện tiêu biểu là Dữ liệu thất nghiệp tháng 6 của Vương quốc Anh và Kết quả tâm lý kinh tế ZEW của Khu vực Châu Âu. Dữ liệu lạm phát của Canada trong tháng 7 dự kiến giảm từ 8.1% xuống còn 7.6% y/y. Báo cáo việc làm tháng 7 của Úc được kỳ vọng cán ngưỡng 25 nghìn việc.
Dailyfx