Nhận định tuần giá dầu thô: Đi về đâu giữa những triển vọng cung cầu trái chiều?

Nhận định tuần giá dầu thô: Đi về đâu giữa những triển vọng cung cầu trái chiều?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:30 28/07/2024

Dầu thô đã có một tuần giao dịch đầy biến động với phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ và tính từ đỉnh gần nhất, giá đã điều chỉnh khoảng 9.0%. Hiện tại, các yếu tố tác động trái chiều vẫn còn đó và chưa có nhiều biến chuyển. Mặc dù dữ liệu GDP của Mỹ mạnh mẽ mới đây ủng hộ cho đà tăng, nhưng khi thị trường nhìn nhận lại, điều này như một con dao hai lưỡi và rồi mối lo ngại về nguồn cung theo đó trỗi dậy, kéo giá giảm trở lại.

Sơ lược diễn biến tuần qua

Giá dầu thô đã trải qua một tuần đầy biến động, khi các nhà giao dịch cân nhắc dữ liệu kinh tế mới, các sự kiện toàn cầu và triển vọng cung cầu. Nửa đầu tuần, giá dầu thô tiếp đà giảm của tuần trước đó do động thái cắt giảm lãi suất bất ngờ từ PBOC, cho thấy mối lo của giới chức về sự suy yếu của nền kinh tế quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu này.

Mặc dù vậy, giá dầu thô WTI đã thu hẹp được phần lớn mức giảm trong tuần khi dữ liệu GDP của Mỹ mạnh mẽ được công bố vào thứ Năm, cho thấy sự trở lại của phe mua. Nhưng rồi, tưởng chừng sẽ là một kết tuần viên mãn sau chuỗi ngày giảm đứt phanh, giá đã không thể giữ được sắc xanh khi thị trường bắt đầu nhìn nhận lại số liệu GDP và đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc nới lỏng tiền tệ.

Đòn chốt hạ là sau công bố báo cáo chỉ số PCE cho thấy mức tăng nhẹ trong tháng 6. Dù không mang lại nhiều gợi ý mới nhưng dường như diễn biến này khiến thị trường mường tượng đến bài phát biểu tuần tới của ông Powell với kịch bản quen thuộc, nhấn mạnh các con số tăng trưởng và lập luận rằng ngân hàng trung ương cần tiếp tục quan sát thêm dữ liệu và có thể tạm trì hoãn việc bắt đầu nới lỏng chính sách. Kết tuần, hợp đồng tương lai dầu thô WTI đóng cửa ở mức 77.16 USD, -1.48 USD tương ứng -1.88%.

Lượng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 

Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) hôm thứ Tư cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong lượng dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ. Cụ thể, tồn kho dầu thô ghi nhận mức giảm 3.7 triệu thùng, vượt dự báo của các nhà phân tích. Chưa kể, tồn kho xăng giảm 5.6 triệu thùng, trong khi tồn kho dầu diesel giảm 2.8 triệu thùng. Mặc dù ghi nhận những con số lạc quan này, giá dầu vẫn không thể duy trì đà tăng khiêm tốn, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Lo ngại về nhu cầu dầu của Trung Quốc 

Nhập khẩu dầu thô và hoạt động lọc dầu của Trung Quốc có xu hướng giảm trong năm 2024 so với năm 2023, phản ánh nhu cầu nhiên liệu yếu hơn trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Sự yếu kém dai dẳng này ở nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới tiếp tục gây áp lực lên giá, thậm chí dữ liệu kinh tế gần đây và các biện pháp kích thích hạn chế từ Bắc Kinh vẫn không thể cải thiện được tâm lý thị trường.

Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ: Con dao hai lưỡi 

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ được công bố vào thứ Năm đã giúp hỗ trợ giá dầu. Mức tăng trưởng GDP nhanh hơn dự kiến đã nâng cao kỳ vọng về nhu cầu dầu thô và tăng khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Mặc dù triển vọng này là tích cực, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của việc nới lỏng tiền tệ.

Yếu tố địa chính trị 

Nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza giữa Israel và Hamas đang tiến triển tích cực, hứa hẹn giảm bớt căng thẳng địa chính trị. Đồng thời, các đám cháy rừng hoành hành ở tỉnh Alberta của Canada hiện đang là mối đe dọa lớn đến hoạt động sản xuất dầu, buộc một số công ty phải sơ tán lực lượng nhân viên không thiết yếu khỏi các khu khai thác. Các đám cháy đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các cơ sở như Firebag của Suncor và Kearl của Imperial Oil, vốn là nguồn cung cấp hơn 500,000 thùng dầu mỗi ngày.

Biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu 

Các nhà phân tích lưu ý rằng biên lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh lọc dầu đang bị thu hẹp, với chênh lệch giá xăng dầu giảm xuống mức rất thấp. Xu hướng này cho thấy một mùa báo cáo kết quả kinh doanh tiềm ẩn sự ảm đạm đối với các doanh nghiệp, tăng thêm sự bất ổn cho thị trường. Áp lực lên biên lợi nhuận có thể dẫn đến việc giảm hoạt động, tiềm ẩn ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô.

Sự bi quan xoay quanh triển vọng nguồn cung 

Nhìn về tương lai, những lo ngại về khả năng dư cung trên thị trường dầu mỏ trong năm 2025 vẫn đang thúc đẩy tâm lý bi quan của các nhà giao dịch. Ngoài ra, đề xuất của Canada về việc giới hạn lượng phát thải đối với ngành dầu khí có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và đầu tư trong tương lai của ngành.

Phân tích kỹ thuật

Xu hướng chính trên biểu đồ tuần vẫn là tăng, nhưng việc hình thành hai đỉnh thấp dần ở mức 84.83 và 83.11 USD nên là mối quan tâm hàng đầu đối với phe mua. Vùng hỗ trợ 76.89-77.75 USD dường như đang đóng vai trò định hình diễn biến trong ngắn hạn. Vùng này đã được kiểm định thành công vào thứ Năm khi giá giảm xuống 76.04 USD và bật lên 78.60 USD, nhưng hiện đang bị đe dọa một lần nữa.

Nếu thành công thoát khỏi vùng hỗ trợ nêu trên và mức 78.60 USD một cách dứt khoát, mục tiêu tiếp theo cần chú ý lần lượt là hai đỉnh ngắn hạn gần đây tại 83.11 và 84.83 USD. Ngược lại, trường hợp áp lực bán tăng mạnh, có thể dẫn đến việc kiểm định lại mức hỗ trợ 76.89 USD, thậm chí là vùng 74.60-72.19 USD. Với sự kết hợp của các yếu tố tác động trái chiều hiện tại, không loại trừ kịch bản giá dầu thô sẽ tiếp tục giằng co tại vùng hỗ trợ 76.89-77.75 USD.

Biểu đồ tuần hợp đồng tương lai dầu thô WTI

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ