Tuy nhiên, khi tâm lý e ngại rủi ro xuất hiện trên toàn cầu thì đà giảm đã quay trở lại và ngăn EUR/USD vượt qua mốc 1.1035 - gần sát với mức Fibonacci 50% của xu hướng giá từ năm 2018 - 2022.
Diễn biến của EUR/USD vẫn giữ được sự khả quan khi giá tiếp tục duy trì đà phục hồi từ tháng 9/2022 sau khi phá vỡ đường MA 200 tuần cùng đường xu hướng giảm xuất hiện từ tháng 5/2021 (màu đỏ). Dù vậy, đà tăng của cặp tiền này chưa thật sự bền vững bởi biến động khó lường của lộ trình lãi suất cũng như những thay đổi trong tâm lý thị trường thời gian vừa qua.
Trong Quý II, EUR/USD có thể chưa có những biến động đáng chú ý và tỷ giá trên nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng chậm rãi của mình - ít nhất là cho đến khi giá tạo ra một xu hướng đủ mạnh để dẫn dắt thị trường một lần nữa. Điều này có thể thúc đẩy nhà giao dịch tìm tới các cặp ngoại hối hấp dẫn hơn. Tuy vậy, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận là vẫn còn nếu các ngưỡng kỹ thuật được giá test lại và phá vỡ sau đó.
Các ngưỡng kỹ thuật cần quan sát
Về triển vọng tăng giá, các nhà giao dịch có thể theo dõi đường xu hướng giảm được vẽ lại từ mức cao tháng 5/2021 (màu tím). Nếu EUR/USD có thể phá vỡ đường này (hiện ở mốc quanh 1.0920), giá sẽ mở ra cơ hội tiếp cận mức cao năm 2023. Nếu đà tăng được duy trì, các ngưỡng kỹ thuật cần chú ý tiếp theo là mốc 1.1200, 1.1392 và mức Fibonacci 61.8% của xu hướng giá nói ở trên.
Đối với triển vọng giảm giá, các nhà giao dịch có thể tập trung vào ngưỡng hỗ trợ gần 1.0630. Nếu phá vỡ ngưỡng này, EUR/USD có thể tiến về về mức 1.0515 trong thời gian ngắn. Đây dường như là một ngưỡng hỗ trợ yếu nên sau đó giá sẽ có khả năng cao tiến đến đường SMA 200 tuần quanh mốc 1.0350.
Biểu đồ tuần EUR/USD
Nguồn: TradingView, do Diego Colman chuẩn bị