Nhận định USD/JPY: Đơn đặt hàng máy móc sụt giảm cho thấy bất ổn kinh tế của Nhật Bản sẽ còn kéo dài
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Hôm nay, đơn đặt hàng máy móc tháng 4 sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Ngoài ra sự chú ý còn đổ vào những bình luận của BoJ sau quyết định giữ nguyên lãi suất. Sau đó vào tối nay (theo giờ Việt Nam), dữ liệu sản xuất của Mỹ và bình luận của thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cũng là tâm điểm thị trường.
Đơn đặt hàng máy móc báo hiệu triển vọng nhu cầu đang suy giảm
Hôm nay (ngày 17 tháng 6), đơn đặt hàng máy móc từ Nhật Bản thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đơn đặt hàng máy móc giảm 2.9% trong tháng 4 sau khi tăng 2.9% trong tháng 3. Số liệu tháng 4 cho thấy tình trạng bất ổn kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục sau khi suy thoái vào quý 1 năm 2024.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn tập trung vào tăng trưởng tiền lương, dịch vụ và chi tiêu hộ gia đình để thúc đẩy phục hồi kinh tế và lạm phát do cầu kéo. Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô yếu có thể ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng. Môi trường niềm tin tiêu dùng yếu hơn có thể làm giảm chi tiêu tiêu dùng và kìm hãm lạm phát do cầu kéo.
Ngoài các con số, nhà đầu tư nên theo dõi bình luận của BoJ. Quan điểm về lạm phát, triển vọng kinh tế và tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Lịch kinh tế Mỹ: Dữ liệu lĩnh vực sản xuất và phát biểu của Fed
Tối nay (theo giờ Việt Nam), Chỉ số sản xuất Empire State của New York sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các nhà kinh tế dự báo Chỉ số sản xuất Empire State của New York sẽ giảm từ -15.6 xuống -13.0 trong tháng 6.
Ngành sản xuất chiếm chưa đến 30% nền kinh tế Mỹ, và những con số này khó có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed. Tuy nhiên, sự sụt giảm bất ngờ trong hoạt động của ngành sản xuất có thể thách thức kỳ vọng của nhà đầu tư về một cú “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ.
Ngoài các con số, nhà đầu tư nên theo dõi bình luận của thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Những bình luận về lạm phát, triển vọng kinh tế và thời điểm hạ lãi suất có thể tác động đến thị trường. Tuần qua, FOMC đã đưa ra dự báo hawkish về chỉ số PCE lõi và lãi suất mặc dù số liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 5 giảm.
Theo Công cụ CME FedWatch, khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 9 đã tăng từ 50.5% lên 67.7% trong tuần kết thúc ngày 14 tháng 6. Sự thay đổi trong tâm lý hướng tới việc Fed tăng lãi suất vào tháng 9 phản ánh ảnh hưởng của báo cáo CPI Mỹ, trái ngược với dự báo kinh tế mang tính hawkish hơn của FOMC.
Dự báo ngắn hạn
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào số liệu bán lẻ của Mỹ, số liệu lạm phát từ Nhật Bản và chỉ số PMI sơ bộ ngành dịch vụ. Những con số đáng thất vọng từ Mỹ có thể làm nghiêng sự phân kỳ chính sách tiền tệ theo hướng có lợi cho đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên theo dõi phát ngôn của BoJ và Fed trước khi các quyết định chính sách tiền tệ được đưa ra.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
USD/JPY đang giao dịch trên đường EMA 50 ngày và EMA 200 ngày, củng cố xu hướng tăng. Nếu vượt qua mức 158.00, phe mua có thể đẩy cặp tiền lên vùng kháng cự 159.00. Hơn nữa, nếu USD/JPY quay trở lại mức 159.00, đây sẽ là tín hiệu cho thấy cặp tiền này có thể hướng tới đỉnh của ngày 29 tháng 4 tại 160.20. Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 59.07 cho thấy USD/JPY có thể quay trở lại mức 160.20 trước khi chạm vào vùng quá mua.
Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới mức 156.00, thì đường EMA 50 ngày sẽ được quan tâm. Nếu break - down đường EMA 50 ngày, cặp tiền có thể giảm xuống vùng hỗ trợ 151.68.
FX Empire