Nhận định USD/JPY: Sự chú ý đổ dồn vào đơn đặt hàng máy công cụ, BoJ sẽ có động thái gì tiếp theo?
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Các số liệu về đơn đặt hàng máy công cụ và bình luận của BoJ sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của các nhà đầu tư về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Điều này có thể ảnh hưởng nhu cầu với đồng Yên và tác động đến tỷ giá USD/JPY.
Đơn đặt hàng máy công cụ, nhu cầu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Số liệu đơn đặt hàng máy công cụ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu USD/JPY vào thứ Ba (ngày 11/6). Các nhà kinh tế dự báo đơn đặt hàng máy công cụ sẽ giảm 6.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5 sau khi giảm 11.6% vào tháng 4. Báo cáo GDP quý 1/2024 cho thấy xuất khẩu từ Nhật Bản giảm 5.1% so với quý trước. Xuất khẩu vẫn yếu mặc dù tỷ giá USD/JPY đã vượt qua ngưỡng 150.00 trong quý đầu năm.
Xuất khẩu yếu có thể ảnh hưởng đến thị trường lao động, niềm tin người tiêu dùng và chi tiêu của hộ gia đình tại Nhật Bản. Xu hướng giảm của chi tiêu hộ gia đình có thể làm giảm áp lực lạm phát do cầu kéo. Triển vọng giảm lạm phát có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ nguyên lãi suất.
Tuy nhiên, đồng Yên Nhật yếu hơn có thể gây đồn đoán về việc BoJ tăng lãi suất để hỗ trợ đồng Yên. Gần đây, BoJ đã cảnh báo rằng đồng Yên yếu có thể ảnh hưởng đến giá nhập khẩu, tiêu dùng tư nhân và nền kinh tế. Đáng chú ý, việc BoJ tăng lãi suất có thể thúc đẩy nhu cầu mua JPY, từ đó giảm chi phí nhập khẩu.
Đây có thể là một con dao hai lưỡi với BoJ, vì họ đang tìm cách tăng trưởng tiền lương để thúc đẩy chi tiêu của hộ gia đình. Môi trường kinh tế vĩ mô yếu hơn và chính sách mang tính hawkish của BoJ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến xu hướng chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu hộ gia đình đã giảm 1.2% trong tháng 4.
Lịch kinh tế Mỹ
Cuối phiên giao dịch thứ Ba, các nhà đầu tư cần lưu ý Chỉ số lạc quan kinh doanh NFIB (NFIB Business Optimism Index). Các nhà kinh tế dự báo Chỉ số NFIB tăng từ 89.7 lên 89.8 trong tháng 5.
Con số cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Sự gia tăng niềm tin kinh doanh có thể hỗ trợ đầu tư kinh doanh và tạo việc làm. Điều kiện thị trường lao động Mỹ thắt chặt hơn có thể đẩy tiền lương lên cao và gia tăng thu nhập khả dụng. Thu nhập khả dụng cao hơn có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và lạm phát do cầu kéo.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể đứng ngoài quan sát trước khi tham gia thị trường, chờ đợi Báo cáo CPI Mỹ và quyết định lãi suất của FOMC. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư. Tuy nhiên, số liệu lạm phát Mỹ cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến dự báo kinh tế của FOMC.
Dự báo ngắn hạn
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào báo cáo CPI Mỹ, Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Dự báo kinh tế theo hướng hawkish của FOMC có thể khiến chính sách tiền tệ hỗ trợ đồng USD. Tuy nhiên, đà tăng USD/JPY sau quyết định của Fed có thể tác động tới về việc BoJ để điều chỉnh lãi suất hỗ trợ đồng Yên. Nửa cuối tuần này USD/JPY có thể sẽ biến động mạnh.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
USD/JPY đang giao dịch trên các đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố xu hướng tăng. Nếu cặp tiền vượt qua ngưỡng kháng cự 157.58 có thể hướng tới mức quan trọng 158.00. Nếu USD/JPY quay trở lại mức 158.00, phe mua có thể nhắm tới mục tiêu đỉnh 160.20 của ngày 29/4.
Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới 156.00 có thể giúp phe bán đẩy cặp tiền xuống đường EMA 50 ngày. Tiếp tục đi xuống dưới EMA 50 ngày, mức hỗ trợ gần nhất xuất hiện là 151.68.
FX Empire