Nhật Bản đứng trước nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2025
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Nhật Bản có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu về lâu dài là cân đối cán cân cơ bản kể từ tháng 4 năm 2025
Theo báo cáo triển vọng trung và dài hạn công bố hôm thứ Hai, ngân sách sơ cấp của Nhật Bản được dự đoán đạt thâm hụt -0.4% trong năm tài chính 2025.
Điều này làm tăng thêm những nghi ngờ về khả năng ổn định nền tài chính của Chính phủ Nhật Bản. Việc thiết lập lộ trình ngân sách chặt chẽ hơn được coi là then chốt để duy trì niềm tin của thị trường đối với nền tài chính quốc gia. Gánh nặng nợ công của Nhật Bản đạt mức lớn nhất trong số các nền kinh tế đã phát triển.
Chính phủ cho biết mục tiêu này vẫn có thể đạt được theo kịch bản tăng trưởng cao. Kịch bản lạc quan đó cho thấy Nhật Bản sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tương đương với những năm 1980 và 1990.
Đối với năm tài chính bắt đầu vào tháng 4, Chính phủ dự đoán ngân sách sơ cấp ở mức -3%, phản ánh tác động của việc tăng chi tiêu từ các gói kích thích. Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách bổ sung trị giá 13 nghìn tỷ Yên (87.7 tỷ USD) để hỗ trợ cho các biện pháp kinh tế và dự định sẽ cắt giảm thuế vào cuối năm nay.
Ngoài ra, Thủ tướng Kishida vẫn chưa nói rõ lộ trình cho việc tăng chi tiêu quốc phòng và chăm sóc trẻ em, điều này càng làm tăng thêm nghi ngờ về cách cân bằng ngân sách quốc gia trong những năm tới. Ước tính này giả định rằng tại một thời điểm nào đó, Thủ tướng sẽ xác định được nguồn tài trợ bền vững để trang trải cho những đợt tăng lương.
Chính phủ tiếp tục nhận định tỷ lệ lạm phát của nước này dao động quanh mức 2% trong thời gian dài theo kịch bản tăng trưởng cao. Theo kịch bản thực tế hơn, lạm phát dự kiến sẽ giảm dần từ mốc 3% về mốc 0.8%.
BoJ cũng nhận thấy lạm phát sẽ giảm bớt trong ngắn hạn nhờ áp lực giá dầu tăng và biến động tiền tệ sẽ giảm bớt. Nhật Bản có khả năng sẽ cắt giảm dự báo về thước đo lạm phát cho năm tài chính sắp tới xuống khoảng 2.5%.
Bloomberg