Nhật Bản "tiến thoái lưỡng nan" trong công cuộc bảo vệ đồng Yên. Tỷ giá USD/JPY vượt mốc 154
Thành Duy
Junior editor
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cảnh báo sẵn sàng hành động trên thị trường ngoại hối nếu cần thiết. Tuy nhiên, lời răn đe giờ đây đã không còn mạnh mẽ như trước, khiến đồng Yên tiếp tục suy yếu sau khi chạm mức thấp nhất 34 năm vào đêm qua.
"Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ứng phó", ông Suzuki phát biểu tại Tokyo trước khi lên đường đến Washington tham dự các sự kiện thường niên của IMF và Hội nghị thượng đỉnh tài chính Nhóm G7 và Nhóm G20.
Tháng trước, ông Suzuki từng sử dụng cụm từ "quyết liệt" để ám chỉ khả năng can thiệp sâu vào thị trường ngoại hối khi tỷ giá USD/JPY tiệm cận mốc 152. Nhưng lần này thì không. Điều này khiến thị trường lo ngại về cam kết hỗ trợ đồng Yên của Chính phủ Nhật Bản.
Biểu đồ theo dõi tỷ giá USD/JPY và chênh lệch lợi suất Mỹ - Nhật Bản
Nhật Bản có thể khó khăn hơn trong việc lập luận rằng đồng tiền này đang đi chệch hướng so với nội tại nền kinh tế
Phát ngôn có phần mềm mỏng của ông Suzuki đưa ra sau khi tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm là 154.45 vào hôm qua, do số liệu bán lẻ mạnh mẽ hơn dự kiến của Mỹ. Việc ông Suzuki không đưa ra lời răn đe mạnh mẽ càng khiến đồng Yên suy yếu thêm.
Các quan chức tiền tệ Nhật Bản đang phải đối mặt với tình thế khó khăn khi họ tham dự các cuộc họp quốc tế. Các thỏa thuận quốc tế yêu cầu các quốc gia cho phép thị trường tự quyết định tỷ giá hối đoái, nhưng cũng cho phép can thiệp nếu có biến động quá mức. Tuy nhiên, can thiệp trực tiếp bằng ngôn từ hoặc hành động có thể khiến Nhật Bản thu hút sự chú ý không mong muốn.
Ông Suzuki cho biết sẽ không bình luận về tốc độ hay mức độ biến động của thị trường: "Lập trường của tôi về biến động thị trường ngoại hối vẫn như vậy và tôi xin phép không nhắc lại", ông nói.
Năm 2022, Nhật Bản đã chi hơn 60 tỷ USD để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm hỗ trợ đồng Yên. Dữ liệu mới nhất cho thấy bức tranh nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi, củng cố kỳ vọng Fed sẽ neo lãi suất ở mức cao trong những tháng tới.
Chênh lệch lãi suất và lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản là yếu tố then chốt đằng sau sự suy yếu của đồng Yên, khiến các quan chức Nhật Bản khó khăn hơn trong việc lập luận rằng đồng tiền này đang đi chệch hướng so với nội tại nền kinh tế.
USD/JPY trên khung 1D
Bloomberg