Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

11:06 02/05/2024

Tháng Tư là một tháng đầy thử thách đối với Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, sau đó chính phủ dường như có động thái can thiệp với gói hỗ trợ tiền tệ trị giá hơn 35 tỷ USD. Một tổ chức tư vấn nổi tiếng cảnh báo rằng hơn 1/3 số đô thị của đất nước có thể biến mất. Một ủy ban chính sách công nghiệp quan trọng đã cảnh báo về những mối đe dọa thường trực đối với sự thịnh vượng của quốc gia.

Nhật Bản – chấm dứt giảm phát, không đồng bộ về chính sách tiền tệ với các nền kinh tế phát triển, và ngày càng có dân số thưa thớt - đã được mô tả trong hơn một năm nay là đang ở một bước ngoặt lịch sử. Tháng 4 khó khăn, và đặc biệt là với đồng yên, đã khiến đích đến của bước ngoặt này ngày càng mờ mịt hơn.

Trong nhiều khả năng có thể xảy ra trong suốt năm 2024 và trong tương lai trung hạn của nước này, có một tình huống mà Nhật Bản lo sợ nhất: việc mất trật tự, mất cân đối, mất khả năng hoạt động – những điều gắn liền với nền kinh tế mới nổi.

Là quốc gia châu Á đầu tiên đạt được thành tựu nền kinh tế phát triển, Nhật Bản đã tự hào mang danh hiệu này trong nhiều thập kỷ, nhưng cũng rất lo sợ bị đánh mất vị thế ấy. Việc không giữ được vị trí nền kinh tế phát triển, dù vô lý hay xa vời đến đâu, cũng là một động lực quan trọng trong các cuộc thảo luận công khai.

Sự sụt giảm liên tục của đồng yên kể từ tháng 1, cùng với sự phấn khích trong giới đầu cơ và khả năng có động thái can thiệp của chính phủ vào thứ Hai, đã khiến một số người tuyên bố đây là tình hình khủng hoảng tiền tệ.

Một số người cho rằng điều này phơi bày những điểm yếu giống như một nền kinh tế mới nổi ở Nhật Bản. Ngoài ra, việc khách du lịch nước ngoài xuất hiện với số lượng kỷ lục và chia sẻ trên mạng xã hội về giá rẻ ở Nhật đã làm tăng thêm cảm giác suy giảm nhanh chóng.

Nhưng bây giờ lo lắng có vẻ chưa đúng chỗ. Nền kinh tế Nhật Bản lẽ ra có thể đạt trạng thái tốt hơn, và đồng yên suy yếu có nguy cơ cản trở sự phục hồi của tiêu dùng nội địa. Nhưng dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản đang ở mức hơn 1 nghìn tỷ USD. Sự biến động của đồng yên, dù đáng báo động trên biểu đồ, thì vẫn có lợi cho phần lớn các công ty Nhật Bản. Quỹ đầu tư hưu trí chính phủ trị giá 1.4 nghìn tỷ USD, nắm giữ khoảng 50% tài sản ở nước ngoài và đạt mức lãi kỷ lục 232 tỷ USD vào năm 2023.

Tuy vậy, nỗi ám ảnh nền kinh tế mới nổi đang đến gần hơn. Tuần trước, Hội đồng Chiến lược Dân số, sử dụng các dự báo mới nhất của chính phủ về dân số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong khu vực vào năm 2050, đã xác định 43% trong số 1,729 đô thị của Nhật Bản “có khả năng sẽ biến mất”. Viễn cảnh các thị trấn ma trong tương lai, vùng chết kinh tế và tình trạng nghèo đói kinh niên đã đang dần hiện ra.

Cùng ngày, một ủy ban chính sách công nghiệp có ảnh hưởng của Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp đã công bố báo cáo mới nhất, đưa ra những thay đổi căn bản mà đất nước hiện cần có, để đi trước các nền kinh tế mới nổi. Báo cáo lập luận rằng, nếu không có những thay đổi nghiêm túc trong quản lý doanh nghiệp, tiền lương thực tế và tăng trưởng GDP sẽ không thay đổi. Báo cáo của Meti kết luận: “Ngay cả sự ổn định xã hội cũng có thể bị đánh mất”.

Hiện tại, có một số điểm sáng trong sự u ám này. Tình trạng thiếu lao động đang buộc các công ty phải cải cách dù đã khá muộn, cho phép người trẻ ở Nhật chấp nhận rủi ro hơn và thể hiện tinh thần kinh doanh mạnh mẽ hơn so với trước đây. Điều này có thể dẫn đến bối cảnh Ngân hàng Trung ương có thể tự tin tăng lãi suất khi tăng trưởng tiền lương thực tế trở nên cố định.

Tuy vậy, biến động gần đây của đồng Yên nhắc nhở mọi người rằng Nhật Bản đang có bước ngoặt lịch sử. Nhật Bản phải đồng thời thoát khỏi tình trạng giảm phát hàng thập kỷ, tiền lương trì trệ, giá cổ phiếu bị đè nén, quản trị kháng cự thay đổi và tình trạng dư thừa lao động. Đồng thời, do trải qua những điều chưa có tiền lệ, quốc gia này phải vượt qua những khó khăn đó mà không có kinh nghiệm gì. Đây là những bước đột phá lớn với quá khứ trước đây. Đồng Yên đang tìm lại mức giá của mình trong bối cảnh chưa từng xảy ra. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không có “đồng nghiệp” nào đã trải qua trình trạng tương tự. Các doanh nghiệp phải thích ứng với lực lượng lao động, lượng cổ đông và tư duy tiêu dùng mà họ chưa quen thuộc.

Tuy vậy khả năng có những tính toán sai lầm là rất cao, có thể là mức sống bị suy giảm nghiêm trọng. Và rủi ro này càng trở nên cao hơn theo thời gian, nếu như thực sự có tình trạng nghiêm trọng như Meti và người khác đã dự đoán. Đối với các nhà hoạch định chính sách và những người khác, nỗi ám ảnh về khả năng trở thành nền kinh tế mới nổi là một mục tiêu rõ ràng để Nhật Bản phải luôn tránh xa. Điều này đang đem lại cho nền kinh tế phát triển lâu dài một số sự lạc quan đi kèm với những động thái vượt trội.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ