Nhìn vào đâu để thấy chương trình nới lỏng của Fed đang mang lại hiệu quả?
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Vào tháng 9, Thống đốc Fed Lael Brainard đã nói về việc chính sách của ngân hàng trung ương chuyển từ “ổn định” sang “hỗ trợ” trong một bình luận dường như cho thấy Fed sẽ cố gắng tránh việc thu hồi các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế quá sớm. Đó sẽ là một sự thay đổi lớn trong chức năng phản ứng của ngân hàng trung ương, và một sự thay đổi có khả năng tạo ra các vòng phản hồi (feedback loops) tự củng cố có thể gây biến động trên thị trường.
Ý tưởng đó là khi Fed giảm lãi suất xuống 0% vào tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp đã gần tăng lên 14%. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7% và Fed vẫn đang giữ lãi suất ở mức 0%, điều này càng giúp hỗ trợ nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp, và do đó khuếch đại hiệu ứng của các chương trình nới lỏng miễn là ngân hàng trung ương không tăng lãi suất.
Nói cách khác, chương trình nới lỏng đang diễn ra ngay cả khi Fed không hạ lãi suất hoặc đưa ra các chính sách hỗ trợ tiền tệ mới khác. Ý tưởng về “vòng lặp phản hồi của Fed” có lẽ thể hiện rõ nhất ở đồng USD, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018 trong đêm qua và đã góp phần nới lỏng các điều kiện tài chính của Hoa Kỳ vốn được coi là điểm tích cực cho nền kinh tế toàn cầu.
Như Jon Turek, tác giả của blog Cheap Convexity, mô tả nó, “một đồng Dollar yếu hơn có thể khiến đồng Dollar tiếp tục suy yếu”.