Nhu cầu lao động của Nhật Bản ổn định trong bối cảnh tích cực về tiền lương

Nhu cầu lao động của Nhật Bản ổn định trong bối cảnh tích cực về tiền lương

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

13:56 26/12/2023

Thị trường lao động Nhật Bản vẫn tương đối thắt chặt trong tháng 11, buộc các công ty phải tăng lương để lấp đầy vị trí khi cuộc đàm phán tiền lương hàng năm sắp diễn ra.

Bộ Lao động báo cáo hôm thứ Ba rằng Tỷ lệ việc làm trên số người ứng tuyển giảm nhẹ còn 1.28, so với mức dự báo của các nhà kinh tế ở mức 1.30.

Một báo cáo riêng từ Bộ Nội vụ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 2.5% trong tháng 11. Số lượng nhân công tăng 560,000 người, đánh dấu mức tăng thứ 16 liên tiếp, trong khi số người thất nghiệp tăng 40,000 người. Số lượng lao động nữ tăng 420,000 so với một năm trước đó. So với tháng trước, số công nhân trong tháng 11 nhiều hơn tháng 10 là 260,000 người.

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda lưu ý trong một bài phát biểu hôm thứ Hai rằng điều kiện lao động đã thắt chặt hơn so với năm ngoái, giúp tăng lương và tăng hiệu suất làm việc. BoJ sẽ theo dõi tình hình cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm để xem liệu các nhà tuyển dụng có kế hoạch tăng lương nữa không.

Trong khi điều kiện lao động của Nhật Bản đã được nới lỏng phần nào kể từ đại dịch COVID19, tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn thấp nhất trong số các quốc gia thuộc OECD. Về cầu lao động, Tỷ lệ việc làm trên số người ứng tuyển đã giảm mạnh vào cuối đại dịch nhưng kể từ đó đã tăng mạnh hơn. Các nhà kinh tế cho biết cho rằng nhiều công nhân đã tự nguyện xin nghỉ việc để đến với các công ty khác có mức đãi ngộ tốt hơn.

Tình trạng thiếu lao động ngày càng trở nên nghiêm trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Cuộc khảo sát Tankan mới nhất của BOJ cho thấy các công ty phi sản xuất đã trải qua tình trạng thắt chặt lực lượng lao động tồi tệ nhất trong hơn ba thập kỷ, khi du lịch trong nước, nhu cầu đi lại và ăn uống trong nước tiếp tục tăng sau khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng.

Theo báo cáo của Teikoku Databank, số vụ phá sản do hạn chế về mặt nhân lực đã lên tới 206 vụ trong năm nay tính đến tháng 10, nhiều nhất kể từ năm 2014 khi cuộc khảo sát bắt đầu.

Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy giá dịch vụ tăng trong tháng 11 với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1993, ngoại trừ tác động của việc tăng thuế bán hàng, cho thấy nhu cầu cao đang tạo áp lực tăng lương cho người lao động.

Sự thắt chặt trên thị trường lao động càng củng cố khả năng các công ty sẽ tăng lương một lần nữa. Nó cũng sẽ buộc các công ty phải hoạt động hiệu quả hơn, ông Ueda nói trong bài phát biểu của mình.

Ông Ueda cho biết: “Gần đây đã có những thay đổi khi thị trường lao động thắt chặt ví dụ như những người lao động đang thường xuyên tìm kiếm việc làm mới. Những thay đổi này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, vì chúng thúc đẩy việc phân bổ nguồn nhân lực một cách phù hợp”.


Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nga đẩy mạnh tấn công tại miền Đông: Chiến trường Ukraine bước vào giai đoạn mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nga đẩy mạnh tấn công tại miền Đông: Chiến trường Ukraine bước vào giai đoạn mới

Theo báo cáo từ các nhà phân tích và chuyên gia quân sự hôm thứ Ba, quân đội Nga đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công tại Ukraine với tốc độ chưa từng thấy kể từ những ngày đầu cuộc chiến năm 2022. Trong vòng một tháng qua, họ đã chiếm được vùng lãnh thổ có diện tích tương đương nửa thành phố London.
Ukraine chao đảo trước làn sóng tấn công từ tên lửa và UAV Nga
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Ukraine chao đảo trước làn sóng tấn công từ tên lửa và UAV Nga

Theo thông tin từ giới chức Ukraine ngày hôm qua, các cuộc tấn công tên lửa của Nga đã gây tổn thất nghiêm trọng đến khu dân cư tại thành phố Kharkiv ở miền Đông và Odesa ở miền Nam đất nước. Cùng lúc đó, một cuộc tấn công quy mô bằng máy bay không người lái đã quét qua khu vực Mykolaiv, gây mất điện diện rộng, rồi tiến thẳng về phía thủ đô Kyiv.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ