Những mức đỉnh mới khiến các nhà đầu tư “ngao ngán”!

Những mức đỉnh mới khiến các nhà đầu tư “ngao ngán”!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

14:09 08/09/2021

Đà phục hồi của mọi tài sản sau đại dịch đã đưa cổ phiếu, trái phiếu và những thứ khác lên một tầm cao mới khiến các nhà đầu tư phải há hốc mồm kinh ngạc!

  • Có sự lo ngại rằng thị trường chỉ có thể giảm hoặc đi ngang với định giá ở mức cao ngất ngưởng hiện tại.
  • Lợi tức trái phiếu kho bạc dưới 1.5% và ở mức âm kỷ lục sau khi điều chỉnh theo lạm phát, khiến cho việc đầu tư vào trái phiếu trở nên khó khăn. Nhưng chứng khoán cũng có vẻ đắt đỏ một cách nguy hiểm, với chỉ số S&P 500 giao dịch ở mức P/E chỉ được thấy trong thời kỳ bùng nổ và phá sản của dot-com. Ngay cả khi lợi suất thấp được sử dụng để giúp biện minh cho việc định giá quá mức, thì mức giảm kích thích toàn cầu báo hiệu các cổ phiếu phải đối mặt với đà tăng yếu ớt trước mắt.
  • Các ngân hàng trung ương và chính phủ đang chuyển sang giảm kích thích vào thời điểm mà định giá vẫn còn cao hơn các mốc lịch sử và khi triển vọng kinh tế xấu đi thậm chí còn nhanh hơn tôi mong đợi sau đại dịch. Đó là bởi vì Covid-19 đang tỏ ra khó tiêu diệt hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ  khi số ca tử vọng tăng vọt ở Nam Hoa Kỳ
  • Goldman Sachs giảm dự báo GDP của Hoa Kỳ năm 2021 đi 0.3% trong khoảng thời gian một tuần, trong khi dữ liệu toàn cầu tiếp tục chuyển sang tiêu cực. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã thành công trong việc chống lại sự bùng nổ của COVID vào năm ngoái - hoặc ít nhất là trong việc biến thị trường từ phá sản sang bùng nổ .
  • Việc đào sâu vào những gì đã diễn ra với báo cáo doanh thu và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trong đại dịch mang lại sự yên tâm về hiệu suất trong quá khứ và sự e ngại về triển vọng trong tương lai. EPS kỳ vọng đã tăng trong năm qua với một tốc độ thực sự chóng mặt. Quý 2 năm 2021 chứng kiến ​​mức tăng kỷ lục 11%, nếu bạn chưa biết thì chỉ có sự gia tăng ở mức hai con số kể từ năm 1990. Mức tăng 41% trong bốn quý vừa qua chứng minh cho sự phục hồi chóng mặt của thị trường chứng khoán.
  • Sự e ngại đến từ khả năng thời gian tăng trưởng tốt nhất đã qua. Nhìn vào sự chậm lại của Trung Quốc, sự thay đổi chính sách triệt để của nước này, gánh nặng đè lên tăng trưởng toàn cầu do tác động của biến đổi khí hậu và các cú sốc chuỗi cung ứng từ chiến tranh thương mại và Covid. Rõ ràng khả năng ta có thêm lợi nhuận từ mức kỷ lục thực sự là rất nhỏ
  • Covid vẫn ở bên chúng ta, và liệu ai có thể dám chắc rằng Delta là biến thể cuối cùng sẽ gây rắc rối cho chúng ta? Với việc các nhà hoạch định chính sách loại bỏ chính sách nới lỏng, không có gì ngạc nhiên khi mức định giá hiện tại khiến các nhà đầu tư cảm thấy “ngao ngán”!

Garfield Reynolds, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ