Những tâm điểm đáng chú ý nhất tuần này: Cuộc chiến Tiền tệ bắt đầu?
16:05 07/09/2020
Đừng để ngày nghỉ lễ vào thứ Hai của Hoa Kỳ đánh lừa bạn, đây sẽ là một tuần đầy biến động đối với thị trường:
Thị trường sẽ phản ứng thế nào sau sự kiện S&P 500 từ chối thêm Tesla vào chỉ số hôm thứ Sáu tuần trước?
Hãy để mắt đến Bitcoin vì sự sụt giảm của đồng tiền kỹ thuật số này đang làm trầm trọng niềm đau mà các nhà giao dịch nhỏ lẻ đang phải chịu, khi mà một vài người trong số họ từng tin rằng việc nắm giữ tiền điện tử có thể phòng ngừa rủi ro trước đà bán tháo của thị trường chứng khoán.
Liệu bà Christine Lagarde có đề cập đến vấn đề tỷ giá tại cuộc họp ECB vào thứ Năm không? Sức mạnh của USD gần đây trùng hợp với việc Philip Lane của ECB nói rằng vấn đề tiền tệ thực sự quan trọng. Trạng thái Short USD đang rất lớn, do đó chỉ cần 1 yếu tố bất lợi xuất hiện cũng sẽ dẫn đến làn sóng bán tháo tài sản trên diện rộng nhằm tất toán trạng thái short USD.
Giá dầu đang ngày một suy yếu hơn và không chỉ bởi vì sự mạnh lên của USD. Ngay cả khi đấy rõ ràng không phải là yếu tố chính khiến giá dầu giảm thì dấu hiệu thuần túy nhất hỗ trợ cho loại hàng hóa này là niềm tin vào phục hồi thương mại của toàn cầu cũng đang cho thấy sự suy yếu.
Và liệu có phải là hồi chuông báo tử cho tâm lý quá lo lắng về lạm phát? Dữ liệu CPI, PPI của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Tư, PPI của Mỹ vào thứ Năm và CPI vào thứ Sáu. Có lẽ giảm phát mới là mối đe dọa nghiêm trọng hơn bất chấp tất cả những gì các ngân hàng trung ương đã làm? Điều này sẽ làm khó lĩnh vực bán lẻ nhiều hơn nữa cùng với vàng, một tài sản ưa thích của họ.
Sau ngày lễ Lao động, cuộc đua bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có thể sẽ là yếu tố dẫn dắt chính cho các biến động mạnh trong ngày, khi cuộc chiến ngày càng khốc liệt và các cuộc thăm dò trở nên thường xuyên hơn. Điều này diễn ra trong bối cảnh thời điểm kết thúc của cuộc đua đang đến gần, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra và vẫn chưa có biện pháp kích thích mới từ Quốc hội.
Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đang gặp khó khăn trong việc phục hồi ngắn hạn, khi sự trở lại của Donald Trump vào Nhà Trắng có thể dẫn đến chính sách tài khóa mở rộng, làm giảm khả năng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của Fed.
Giá vàng tiếp tục giảm trong khi đồng USD mạnh lên sau khi Fed hạ lãi suất. Mặc dù chiến thắng của Trump làm giảm bất ổn chính trị, sự phục hồi của đồng USD và kỳ vọng vào các chính sách tài chính của Trump đã tác động tiêu cực đến giá vàng.
Sự trở lại của Trump có thể khiến đồng USD bùng nổ mạnh mẽ, nhờ vào các chính sách thuế quan và tài khóa quyết liệt. Tuy nhiên, chính trị bất ổn và các quyết định đối ngoại có thể đẩy đồng USD vào con đường suy yếu khủng khiếp trong những năm tới.
Cuộc bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc đua giữa hai đảng mà còn là cuộc đối đầu giữa các giá trị của dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Trump, liệu nền kinh tế sẽ hướng tới sự bền vững và minh bạch, hay tập trung quyền lực và lợi ích cá nhân?
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về ảnh hưởng của bão Rafael đến sản lượng dầu khí Mỹ giảm dần. Thị trường đang đánh giá tác động của các chính sách tiềm năng từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với nguồn cung dầu.
Donald Trump sẽ được nhớ đến là một tổng thống có ảnh hưởng sâu rộng trong việc thay đổi chính trị Mỹ. Ông không chỉ tái đắc cử mà còn tạo ra những biến chuyển lớn trong chính sách, tư tưởng và cấu trúc chính trị, đồng thời làm thay đổi các chuẩn mực chính trị.