Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trở lại sau 7 năm

Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trở lại sau 7 năm

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

08:43 29/08/2024

Theo một nghiên cứu độc lập công bố hôm thứ Năm, các ngân hàng Trung Quốc đã phê duyệt các khoản vay trị giá 4.61 tỷ USD cho châu Phi trong năm 2023, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2016.

Trước đây, châu Phi từng vay hơn 10 tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2018, nhờ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, con số này đã sụt giảm mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.

Theo nhận định của trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston, với mức tăng gấp ba lần so với năm 2022 của dữ liệu năm ngoái, Trung Quốc cho thấy sự tích cực nỗ lực kiểm soát rủi ro đối với các nền kinh tế mang nợ cao. "Bắc Kinh dường như đang tìm kiếm một mô hình cho vay bền vững hơn và thử nghiệm chiến lược mới," theo nhận định của Trung tâm, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu khoản vay của Trung Quốc cho châu Phi.

Trong số các khoản vay lớn năm ngoái, đáng chú ý có khoản vay gần 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dành cho Nigeria, phục vụ xây dựng tuyến đường sắt Kaduna-Kano. Ngoài ra, một khoản hỗ trợ thanh khoản tương tự cũng được ngân hàng này cấp cho NHTW Ai Cập.

Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trong 2023

Trung Quốc đã trở thành chủ nợ song phương hàng đầu của nhiều quốc gia châu Phi, như Ethiopia, trong những năm gần đây. Tổng giá trị các khoản vay Trung Quốc cung cấp cho lục địa này trong giai đoạn 2000-2023 lên tới 182.28 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực năng lượng, giao thông và công nghệ thông tin - truyền thông (ICT).

Châu Phi từng là trọng điểm trong giai đoạn đầu của Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI), trong chiến lược tái tạo Con đường Tơ lụa lịch sử và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị - kinh tế của Trung Quốc thông qua việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Bắc Kinh bắt đầu thu hẹp nguồn tài chính cho châu Phi, một phần do tác động của đại dịch COVID-19. Điều này dẫn đến việc nhiều dự án trong khu vực bị đình trệ, trong đó có tuyến đường sắt hiện đại dự kiến kết nối Kenya với các nước láng giềng.

Sự sụt giảm các khoản vay này xuất phát từ áp lực nội tại của Trung Quốc cũng như gánh nặng nợ ngày càng tăng của các quốc châu Phi. Kể từ năm 2021, một số quốc gia như Zambia, Ghana và Ethiopia đã phải đối mặt với quá trình tái cơ cấu nợ kéo dài.

Đáng chú ý, hơn một nửa số tiền cam kết cho vay năm ngoái, cụ thể là 2.59 tỷ USD, được dành cho các tổ chức tài chính quốc gia và khu vực, phản ánh chiến lược mới của Trung Quốc. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, đây có thể là biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh phải đối mặt trực tiếp với những thách thức về nợ của các quốc gia châu Phi.

Xu hướng chuyển dịch sang tài trợ cho năng lượng tái tạo cũng được ghi nhận khi gần 10% các khoản vay được thực hiện năm 2023 được dành cho ba dự án năng lượng mặt trời và thủy điện, thay vì các nhà máy điện than truyền thống.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về hướng đi tài chính của Trung Quốc tại châu Phi trong tương lai. Điều này được minh chứng qua việc các tổ chức Trung Quốc vẫn cấp khoản vay cho những nền kinh tế đang gặp khó khăn như Nigeria và Angola.

"Cần thêm thời gian để đánh giá liệu các mối quan hệ đối tác của Trung Quốc tại châu Phi có duy trì được chất lượng hay không," Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston nhận định.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ