Nỗi ám ảnh chip: Nhà đầu tư "tháo chạy", thị trường chứng khoán châu Á lao dốc

Nỗi ám ảnh chip: Nhà đầu tư "tháo chạy", thị trường chứng khoán châu Á lao dốc

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

09:52 18/07/2024

Chứng khoán châu Á giảm hôm thứ 5, sau đợt bán cổ phiếu công nghệ do lo ngại Mỹ sẽ áp đặt các chính sách thắt chặt hơn đối với việc bán chip sang Trung Quốc.

Chứng khoán ở Nhật Bản và Hàn Quốc giảm, trong đó Topix giảm 1.2%, do đồng Yên mạnh hơn và do các nhà sản xuất chip bán nhiều hơn trên toàn thế giới. S&P 500 giảm 1.4% trong khi Nasdaq giảm 2.9%, ngày tồi tệ nhất kể từ năm 2022.

Các gã làm chip Mỹ khổng lồ như Nvidia, Advanced Micro Devices và Broadcom đã khiến chỉ số bán dẫn giảm gần 7% - mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020 - trong khi ở châu Âu, ASML Holding NV giảm 11% ngay cả sau khi gã khổng lồ Hà Lan báo cáo số lượng đơn đặt hàng lớn. Sự sụt giảm hôm thứ 4 của Tokyo Electron đã dẫn đến sự sụt giảm của chỉ số Nikkei 225.

Chính quyền Biden nói với các đồng minh rằng họ đang xem xét các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nếu các công ty như Tokyo Electron và ASML tiếp tục cho phép Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến.

Chỉ số chất bán dẫn trên sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia

Matt Maley tại Miller Tabak cho biết: Khả năng các hạn chế mới về chip “thực sự có thể tạo ra chất xúc tác cho sự điều chỉnh trên thị trường chứng khoán”.

TPCP Mỹ đã ổn định trong đầu phiên Á sau những động thái nhỏ vào thứ 4. Báo cáo Beige Book của Fed cho thấy tăng trưởng kinh tế nhẹ và lạm phát hạ nhiệt. Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết ngân hàng này đang “tiến gần hơn” đến việc cắt giảm lãi suất, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đó. TPCP Úc và New Zealand gần như đi ngang.

Chỉ số DXY giao dịch quanh mức đáy trong hai tháng. Đồng Yên đã mạnh hơn sau khi USDJPY giảm 1.4% trong phiên trước đó.

Chính quyền Biden đang ở thế khó khăn. Các công ty Mỹ cảm thấy rằng những hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc là một sự trừng phạt bất công và đang thúc đẩy những thay đổi. Trong khi đó, các đồng minh nhận thấy việc thay đổi chính sách là không hợp lý khi cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra.

Trong khi đó, ông Donald Trump, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Businessweek, đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan – một trung tâm sản xuất chất bán dẫn lớn hay không.

Sarah Bianchi tại Evercore ISI cho biết: “Thị trường có thể nhìn nhận khả năng ông Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách tích cực. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cốt lõi trong chương trình nghị sự chính sách của ông Trump lần này – tăng thuế và hạn chế nhập cư trong khi tiếp tục mở rộng các khoản cắt giảm thuế hiện tại – lại hướng tới tăng trưởng thấp hơn và lạm phát cao hơn.”

Sự kém hiệu quả của ngành công nghệ xảy ra sau nửa đầu năm, sau khi các megacap (công ty với vốn hóa siêu lớn) đẩy thị trường lên cao hơn, nâng mức định giá và khiến các công ty này phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn trong thời gian còn lại của năm 2024.

Jose Torres tại Interactive Brokers cho biết: “Phần lớn mức tăng cổ phiếu trong năm nay đến từ một số công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu phần còn lại của thị trường, vốn không quá đặc sắc, có thể bù đắp được đà suy yếu của cổ phiếu nhóm ‘Magnificent 7’ hay không.”

Ở châu Á, bộ dữ liệu được công bố bao gồm dữ liệu thương mại tháng 6 của Nhật Bản, số liệu thị trường lao động ở Úc và tỷ lệ thất nghiệp ở Hồng Kông. Tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ công bố tầm nhìn dài hạn đối với nền kinh tế tại hội nghị về cải cách 5 năm 1 lần.

Giá dầu WTI tiếp tục đà tăng sau mức 2.6% vào thứ 4 khi các nhà đầu tư tiếp nhận tin tức về cháy rừng ở Canada gây ảnh hưởng tới sản lượng dầu của nước này với số lượng lên tới 400,000 thùng/ngày.

Các sự kiện chính trong tuần này:

  • Quyết định lãi suất của ECB, thứ 5
  • Tỷ lệ thất nghiệp ban đầu của Mỹ, Sản xuất của Fed Philadelphia, cuộc họp hội đồng LEI, thứ 5
  • Mary Daly, Lorie Logan và Michelle Bowman phát biểu vào thứ 5
  • John Williams, Raphael Bostic phát biểu, thứ 6

Một số động thái chính trên thị trường:

Cổ phiếu

HĐTL S&P 500 tăng 0.2% vào lúc 7:05 sáng giờ Việt Nam
HĐTL Hang Seng giảm 0.3%
Topix của Nhật Bản giảm 1.4%
S&P/ASX 200 của Úc giảm 0.1%
HĐTL Euro Stoxx 50 giảm 1.1%

Tiền tệ

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index gần như đi ngang
EURUSD đi ngang ở mức 1.0939
USDJPY giảm 0.3% xuống 155.76
USDCNH gần như đi ngang ở mức 7.2681

Tiền điện tử

Bitcoin giảm 0.5% xuống còn 64,175.71 USD
Ether giảm 0.6% xuống còn 3,394.95 USD

Trái phiếu

Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như đi ngang ở mức 4.16%
Lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 4.23%

Hàng hóa

Giá WTI tăng 0.3% lên 83.11 USD / thùng
Vàng giao ngay gần như đi ngang

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ