Nỗi lo lạm phát của các nhà đầu tư liệu có cơ sở?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Phố Wall đang bắt đầu lo lắng về viễn cảnh lạm phát gia tăng. lợi suất TPCP Hoa Kỳ - tài sản chịu ảnh hưởng mất giá nếu lạm phát tăng cao - tiếp tục giảm điểm vào tuần trước đã làm nổ ra cuộc tranh luận giữa các nhà đầu tư về việc khi nào cổ phiếu sẽ bị bán tháo.
Lạm phát kỳ vọng 10 năm - một thước đo phổ biến cho kỳ vọng lạm phát của các nhà đầu tư, dao động quanh mức 2.2% vào tuần trước, phản ánh mối lo ngại rằng gói kích thích 1.9 tỷ dollar từ chính quyền Biden kết hợp với chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng từ Cục Dự trữ Liên bang, sẽ mang đến lạm phát mạnh hơn.
Các nhà đầu tư sẽ có thêm “manh mối” về lạm phát vào thứ Sáu tới sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (CPI) của tháng đầu năm. Các nhà kinh tế dự báo chỉ số lõi (sau khi loại bỏ biến động của giá thực phẩm và năng lượng) tăng 1.4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn lạm phát mục tiêu là 2% của Cục Dự trữ Liên bang.
Tháng 12 năm ngoái, chỉ số PCE lõi - hước đo ưa thích của Fed về mức tăng của giá cả, đã đạt mức 1.5%. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng lõi, một thước đo lạm phát khác, đã được công bố vào tháng Giêng, cho thấy mức tăng 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu từ hai chỉ số trên, dựa trên các khảo sát và tính toán khác nhau, đã cho thấy sự chênh lệch trong quá khứ.
Fabiana Fedeli - Giám đốc phân tích cổ phiếu toàn cầu của công ty Robeco cho biết số liệu sắp tới vào thứ Sáu có thể sẽ không có quá nhiều bất ngờ. Bà nhấn mạnh thêm rằng nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng nhanh hơn vào tháng 4 và tháng 5 khi so sánh với cùng kỳ năm trước - thời điểm giai đoạn đầu của đại dịch.