Nỗi lo lạm phát đang dần nhạt nhòa đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Từ Zurich đến London đến Washington, nỗi lo lạm phát dai dẳng hậu đại dịch đột nhiên không còn khiến các ngân hàng trung ương phải lo lắng nữa.
Giá tiêu dùng dù đang tăng cao cũng đã được kiềm chế bởi Cục Dự trữ Liên bang vẫn đưa ra dự đoán ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Đặc biệt, SNB vào thứ Năm đã tiên phong với một lần cắt giảm.
Với việc lạm phát ở Anh chậm lại rõ rệt, quan chức phe diều hâu của BoE đã ủng hộ việc tăng lãi suất. Trong khi vào thứ Tư, chủ tịch ECB Christine Lagarde lặp lại tuyên bố gần đây rằng sẽ nới lỏng vào tháng 6.
Điểm chung của các nền kinh tế lớn trên thế giới vào cuối quý đầu năm nay là cú sốc về chi phí sinh hoạt đang hạ nhiệt, đủ sớm để xoay trục. Như SNB vừa cho thấy với động thái bất ngờ về việc cắt giảm lãi suất thì kịch bản xoay trục này là hoàn toàn khả dĩ.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng mọi việc nên được diễn ra từ từ, thì các nhà đầu tư - hiện tại - đang đặt cược vào mức giảm ít nhất 75 bps trong năm nay từ Fed, ECB và BoE, cùng với thời điểm diễn ra đợt cắt giảm đầu tiên sẽ rơi vào tháng 6.
Mặc dù không tích cực như dự đoán vào tháng 12, thị trường ít nhất cũng sắp sửa chứng khiến chính sách tiền tệ đang trên đà đảo ngược.
Ngoài việc BoJ thoát khỏi lãi suất âm vào thứ Ba, quyết định của Fed hôm thứ Tư về việc duy trì triển vọng cắt giảm lãi suất đã mang lại sự trấn an cho thị trường tài chính rằng các quan chức không hề bối rối trước sự gia tăng lạm phát gần đây.
Động thái của SNB còn đi xa hơn, hạ thấp đáng kể dự báo về giá tiêu dùng. Thống đốc SNB Thomas Jordan nhận xét rằng việc nới lỏng “có thể thực hiện được vì cuộc chiến chống lạm phát trong 2 năm rưỡi qua đã có hiệu quả”.
Thống đốc BoE Andrew Bailey cho biết trong một tuyên bố: “Thời điểm cắt giảm lãi suất vẫn chưa tới, nhưng mọi thứ đang đi đúng hướng. Chúng ta cần chắc chắn rằng lạm phát sẽ giảm trở lại mục tiêu 2% và duy trì ở mức đó.”
Tại khu vực Eurozone, ECB đã lên kế hoạch cắt giảm lãi suất vào tháng 6 kể từ đầu năm và nhận xét của bà Lagarde cho thấy ECB đang đi đúng hướng để thực hiện điều đó. Bà nói tại Frankfurt rằng các quan chức cần dữ liệu liên quan đến lạm phát như tiền lương trước khi họ tiến hành. “Chúng tôi sẽ có nhiều dữ liệu hơn một chút vào tháng 4 và nhiều hơn nữa vào tháng 6,” bà cho biết.
Matthew Landon, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Private Bank, cho biết: “Điểm mấu chốt đối với chúng tôi trong 24 giờ qua: lãi suất chính sách trên toàn thế giới đang trên đà cắt giảm”.
Đầu tuần, ngay cả RBA vốn hawkish cũng có dấu hiệu thay đổi. Hôm thứ Ba, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này đã thay đổi cách diễn đạt trong tuyên bố của họ để báo hiệu rằng họ đã hoàn tất việc thắt chặt.
Tiến bộ tổng thể mà các ngân hàng trung ương trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết qua các con số toàn cầu. Lạm phát ở nhóm G7 đã giảm xuống 2.9% trong tháng 1, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021, theo OECD có trụ sở tại Paris.
Mặc dù xu hướng của các ngân hàng trung ương trong tuần này đang thay đổi, nhưng điều đáng chú ý là - ngoài Fed - họ không muốn đưa ra nhiều tín hiệu khác ngoài động thái tiếp theo của mình.
Lagarde, trái ngược với các quan chức khác đang suy đoán về một loạt đợt cắt giảm, nhấn mạnh rằng “ngay cả sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên, chúng tôi không thể cam kết về một triển vọng cụ thể”. SNB cũng có quan điểm tương tự, Jordan nói rằng ngân hàng trung ương của ông không đưa ra triển vọng lãi suất trong tương lai.
Trong khi đó, tại Na Uy, các quan chức tiền tệ đã nhắc lại vào thứ Năm rằng bất kỳ sự nới lỏng nào cũng có thể phải mất ít nhất nửa năm nữa mới thực hiện được. Một ngày trước đó, Giám đốc ngân hàng trung ương Iceland, Asgeir Jonsson, nhấn mạnh rằng còn quá sớm để đảo ngược chính sách thắt chặt mạnh mẽ nhất của Tây u.
Hussain Mehdi, giám đốc chiến lược đầu tư tại HSBC Asset Management, cho biết: “Chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ ở mức cao hơn so với những năm 2010 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị phân mảnh và chính sách tài khóa tích cực. Điều này đồng nghĩa với việc chu kỳ cắt giảm sẽ diễn ra khá chậm và lãi suất nên kết thúc ở mức khoảng 3%.”
Sự thận trọng như vậy sẽ phù hợp với quan điểm của các tổ chức như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã cảnh báo hôm thứ Hai rằng “chắc chắn sẽ có nhiều chông gai hơn trên con đường cắt giảm lãi suất”. OECD cho biết vào tháng 2 rằng “còn quá sớm để chắc chắn rằng giai đoạn lạm phát bắt đầu vào năm 2021 sẽ kết thúc vào năm 2025”.
Ở một số nước, điều đó rất rõ ràng. Ví dụ, các nhà hoạch định chính sách ở Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên OECD có lạm phát đang trên đà vượt quá 70%, đã tăng lãi suất vào thứ Năm trong một động thái bất ngờ trước cuộc bầu cử địa phương quan trọng.
Nhưng tại 10 quốc gia có lượng tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, xu hướng lãi suất sẽ là giảm đi, ngoại trừ Nhật Bản. Và hiện tại, Thụy Sĩ hiện là quốc gia ‘’tiên phong’’ trong số đó.
Bloomberg