Nỗi lo về lạm phát vẫn đang rình rập thị trường chứng khoán toàn cầu

Nỗi lo về lạm phát vẫn đang rình rập thị trường chứng khoán toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

18:27 18/05/2021

Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn phía trước, bất chấp câu chuyện về lạm phát sẽ đi về đâu

Thị trường chứng khoán dự kiến sẽ ngày một khó lường
Thị trường chứng khoán dự kiến sẽ ngày một khó lường

Câu chuyện về việc liệu lạm phát có phải chỉ mang tính nhất thời hay không vẫn đang nhận được sự tranh luận sôi nổi trên thị trường trong những ngày qua. Tuy vậy, những nhà giao dịch cổ phiếu cần tránh bị quá phân tâm bởi những tranh luận trên bởi chúng có lẽ sẽ còn chưa có hồi kết trong nhiều tháng tới.

Trên toàn cầu, chi phí của các nhà sản xuất đang tăng cao với tốc độ chóng mặt và khiến các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm biên lợi nhuận hoặc chuyển chi phí qua tới khách hàng. Cùng với đó lạm phát khiến cho rủi ro thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại của các NHTW vẫn còn lơ lửng. Cả 2 vấn đề trên đều dự kiến tác động tiêu cực đối với giá cổ phiếu.

Dữ liệu trong hơn 60 năm qua ủng hộ luận điểm trên. Sử dụng dữ liệu giá đóng cửa tháng của chỉ số hàng hóa Bloomberg từ năm 1960 đến nay, đã có 13 lần chỉ số này tăng hơn 60% trong vòng 12 tháng và lần gần nhất chính là vào cuối tháng 4 vừa qua. So sánh với lợi suất trung bình của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World cho thấy kết quả sau:

  • 1 tháng = -1.2%
  • 3 tháng = -4%
  • 6 tháng = -6.3%
  • 1 năm = -14.6%

Chỉ có 1 lần vào tháng 7/1980, lợi suất ở mức dương đối với cả 4 khung thời gian. Nhìn vào thời điểm hiện tại, đà tăng giá của hàng hóa là mạnh mẽ hơn nhiều và vẫn đang tiếp diễn. Điều này có thể sẽ càng khiến cho vấn đề càng thêm trầm trọng.

Tất nhiên sẽ có những quan điểm phản biện rằng môi trường chính sách hiện tại là rất khác biệt so với quá khứ khi khối lượng tiền khổng lồ được bơm vào nền kinh tế đã thổi phồng giá của các tài sản tài chính. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho giá cả hàng hóa tăng mạnh và bóp nghẹt lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này các NHTW cần phải dừng việc kích thích hoặc các doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuyển phần chi phí tăng thêm qua khách hàng và tiếp tục đẩy lạm phát lên cao hơn. Trong cả 2 kịch bản, việc siết chặt lại chính sách tiền tệ là không thể tránh khỏi.

Nói tóm lại, tỷ lệ cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận của thị trường chứng khoán toàn cầu lúc này là rất tệ, bất chấp câu chuyện về lạm phát sẽ đi về đâu, và do vậy các nhà giao dịch cổ phiếu cần phải sẵn sàng chấp nhận sự khó lường này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ