Nới lỏng chính sách và sự thổi phồng của bong bóng tài sản
Đức Nguyễn
FX Strategist
Việc các ngân hàng trung ương tiếp tục giữ nguyên lập trường nới lỏng và chần chừ thắt chặt chính sách đang gây hậu quả tai hại lên thị trường tài chính.
Mỹ đã có thêm hơn 500 nghìn việc làm mới trong tháng Mười, theo báo cáo NFP. Điều này đã đưa chứng khoán lên đỉnh mới trong phiên thứ Sáu. Đến cuối tuần, ta cũng biết được rằng Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều hơn kỳ vọng rất nhiều - một chỉ báo cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu vẫn đang rất cao. Nhiều nền kinh tế khác trên thế giới cũng đang tiếp tục xu hướng hồi phục.
Nhưng nếu nhìn vào lợi suất trái phiếu của các nước phát triển, ta sẽ nghĩ rằng “có phải kinh tế thế giới đang sập đến nơi không?” Và các ngân hàng trung ương vẫn đang mua trái phiếu để hỗ trợ đất nước của họ. Chính sách tiền tệ lúc này đã quá nới lỏng so với hiện trạng của các nền kinh tế lớn, gây mất cân bằng thị trường tài chính, và thổi phồng bong bóng tài sản. Các ngân hàng trung ương đang rất thụt lùi với hiện tại, và có vẻ như đang cố tình làm vậy. Hãy nhìn vào BoE: sau nhiều tuần cảnh báo về lạm phát và đánh tiếng tăng lãi suất, nhưng cuối cùng lại nói một đằng làm một nẻo.
Tăng lãi suất sẽ không giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng. Nhưng liệu giảm lãi suất, hay thậm chí mua trái phiếu thời đại dịch có kích thích người dân đi du lịch hơn không? Và đây là bài học cho giới trader: các cơ quan tiền tệ sẽ sẵn sàng đưa đủ lý do để hạ lãi suất mà không phải cân nhắc gì, nhưng đến khi phải tăng lãi suất thì lại chần chừ, đơn giản vì hạ lãi suất rất tiện lợi, về mặt chính trị. Không ai bị đổ lỗi cho việc giữ lãi suất thấp cả.
Và đáng buồn thay, điều này đồng nghĩa với việc thị trường tài chính sẽ đi từ bong bóng này tới bong bóng khác.
Bloomberg