OPEC+ gia hạn cắt giảm nhưng cũng vạch ra kế hoạch đưa một lượng dầu trở lại

OPEC+ gia hạn cắt giảm nhưng cũng vạch ra kế hoạch đưa một lượng dầu trở lại

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

07:46 03/06/2024

OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng khi họ tìm cách củng cố thị trường dầu mỏ đang dễ bị "lung lay", nhưng cũng ấn định ngày để bắt đầu đưa một số lượng dầu trở lại thị trường vào cuối năm nay.

Thỏa thuận đạt được tại Riyadh hôm Chủ nhật vượt quá kỳ vọng của thị trường theo một số cách, gia hạn các đợt cắt giảm được gọi là "tự nguyện" từ các thành viên chủ chốt như Saudi Arabia và Nga đến tận năm sau. Tuy nhiên, thoả thuận cũng bắt đầu đẩy lùi việc cắt giảm nguồn cung này vào tháng 10, sớm hơn so với những gì một số người quan sát OPEC suy đoán.

Thỏa thuận này cho thấy nhà lãnh đạo của nhóm Saudi Arabia, nơi đã tiếp đón của các bộ trưởng tại thủ đô sau khi kế hoạch ban đầu tổ chức tại trụ sở OPEC ở Vienna bị hủy, đang cố gắng cân bằng giữa các lợi ích cạnh tranh. Thỏa thuận này nhằm mục đích tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô đồng thời cũng nới lỏng các hạn chế sản xuất mà một số thành viên như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã phải chịu đựng.

"Chúng tôi sẽ duy trì cách tiếp cận thận trọng và phòng ngừa của mình," Bộ trưởng Năng lượng Saudi Prince Abdulaziz bin Salman nói với các phóng viên sau cuộc họp, bao gồm khả năng tạm dừng hoặc thậm chí đảo ngược việc dỡ bỏ các đợt cắt giảm.

Giá dầu thô gần đây đã giảm xuống do triển vọng kinh tế không mấy lạc quan tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu hàng đầu và nghi ngờ về tốc độ giảm lãi suất tại các nền kinh tế công nghiệp lớn. Giá dầu Brent giao dịch ở mức 81.62 USD/thùng vào ngày 31/5, giảm 7.1% trong tháng.

Trước cuộc họp, các nhà giao dịch và phân tích đã kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ gia hạn các đợt cắt giảm nguồn cung tự nguyện nhằm bù đắp cho sản lượng tăng vọt từ các đối thủ cạnh tranh, với một số dự đoán chúng sẽ được duy trì cho đến cuối năm 2024. Theo thỏa thuận mới, 8 quốc gia tham gia các đợt cắt giảm bổ sung này sẽ đưa vào thị trường khoảng 750,000 thùng/ngày vào tháng 1.

Thỏa thuận cắt giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày, đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ giá dầu thô ở mức trên 80 USD/thùng trong năm nay nhưng dự kiến đáo hạn vào cuối tháng 6. Theo tuyên bố từ Bộ Năng lượng Saudi, các đợt cắt giảm sẽ tiếp tục được thực hiện đầy đủ trong quý 3 rồi dần dần được dỡ bỏ trong 12 tháng tiếp theo.

Những đợt cắt giảm "tự nguyện" này của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh đã bổ sung cho thỏa thuận nhóm trước đó hạn chế sản lượng dầu thô ở khoảng 39 triệu thùng/ngày, có hiệu lực đến cuối năm nay. Liên minh cũng thống nhất gia hạn thỏa thuận đó đến hết năm 2025.

Phản ứng với thỏa thuận này đều trái chiều, với một số nhà phân tích đề cập đến tác động tăng giá của việc gia hạn.

"Thoả thuận loại bỏ một lượng dầu đáng kể khỏi cán cân cung cầu của chúng tôi cả năm nay và năm tới," Amrita Sen, Giám đốc nghiên cứu và đồng sáng lập của Energy Aspects nói, đồng thời giữ cho OPEC+ kiểm soát thị trường, bà bổ sung.
Những người khác bày tỏ lo ngại về khả năng thị trường hấp thụ thêm nhiều thùng dầu vào tháng 10.

"Chúng tôi nhìn nhận cuộc họp này là một xu hướng giá giảm," các nhà phân tích tại Goldman Sachs Group nói trong một ghi chú. Kế hoạch chi tiết để dỡ bỏ các đợt cắt giảm bổ sung "khiến việc duy trì sản lượng thấp trở nên khó khăn hơn nếu thị trường tỏ ra yếu hơn so với kỳ vọng tăng giá của OPEC."

Nếu giá dầu tiếp tục giảm trong năm nay, sự giảm giá ấy có thể cải thiện triển vọng kinh tế bằng cách giảm áp lực cho các NHTW đang vật lộn với lạm phát dai dẳng. Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng đe dọa nguồn thu cho các nhà sản xuất như Saudi Arabia, nơi cần giá gần 100 USD/thùng để tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu tham vọng của Thái tử Mohammed bin Salman, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Song song với cuộc họp OPEC+ hôm Chủ nhật, chính phủ Saudi đã hoàn tất đợt bán 12 tỷ USD cổ phần tại tập đoàn dầu khí nhà nước Aramco, huy động nguồn lực để giúp tài trợ cho một kế hoạch chuyển đổi kinh tế quy mô lớn.

Thỏa thuận ngày Chủ nhật cũng giải quyết (mặc dù chỉ là tạm thời) một cuộc tranh luận tiềm ẩn căng thẳng về năng lực sản xuất dầu của một số quốc gia. Liên minh đã tiến hành đánh giá bên ngoài về năng lực của các thành viên với ý định thiết lập lại mức sản lượng cơ sở được sử dụng để đo lường các đợt cắt giảm vào năm 2025.

Một số nhà xuất khẩu lớn đã tìm cách nâng cao mức sản lượng của họ, có thể đe dọa đến nỗ lực của nhóm trong việc ổn định thị trường toàn cầu. Thời hạn hoàn thành quá trình này hiện đã bị đẩy lùi một năm, đến tháng 11/2026.

Tuy nhiên, UAE đã tăng 300.000 thùng/ngày cho mục tiêu sản lượng cho năm tới, trở thành bên chiến thắng từ các cuộc đàm phán ngày Chủ nhật. Quốc gia vùng Vịnh này đã đầu tư mạnh vào các dự án dầu mỏ mới trong những năm gần đây và thỉnh thoảng xảy ra xung đột với Riyadh về mức sản lượng, bao gồm một cuộc đối đầu năm 2021 đe dọa làm tan rã nhóm.

"Không phải là ưu ái UAE," Hoàng tử Saudi Arabia Abdulaziz nói với các phóng viên sau cuộc họp. Việc điều chỉnh này mang tỷ lệ cắt giảm của nước này trở lại cân bằng với các thành viên khác.

Bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết ông hài lòng với kết quả này. Suhail Al Mazrouei nói với các phóng viên sau cuộc họp: "Chúng tôi muốn cùng nhau đưa ra quyết định giúp thị trường cân bằng và dưa ra những dự báo tốt về những gì sẽ xảy ra,"

Để đảm bảo điều kiện thị trường vẫn thắt chặt khi các đợt cắt giảm được dần được thực hiện, liên minh cũng có thể cần phải đảm bảo rằng các thành viên đang thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm của họ.

Trong khi một số quốc gia như Saudi Arabia, Kuwait và Algeria đã nhanh chóng hoàn thành phần chia sẻ đã thỏa thuận, những nước khác như Iraq, Kazakhstan và Nga vẫn trì hoãn và tiếp tục bơm tổng cộng hàng trăm nghìn thùng/ngày vượt quá hạn ngạch đã được chỉ định.

Cả ba đều đã cam kết cải thiện hiệu suất và thực hiện các đợt cắt giảm "bồi thường" bổ sung để bù đắp cho lượng sản xuất thừa ban đầu, nhưng họ có lịch sử tuân thủ không nghiêm túc về vấn đề này.

Iraq đã phải chịu đựng các hạn chế của OPEC+ trong nhiều năm vì cần nguồn thu để tái thiết nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh và các lệnh trừng phạt, trong khi Nga tìm kiếm tiền mặt để tài trợ cho cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin chống lại Ukraine. Trong khi đó, Kazakhstan đang mong muốn đưa vào sử dụng các khoản đầu tư mới vào năng lực sản xuất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ