OPEC+ quyết định cắt giảm nguồn cung dầu để bình ổn thị trường.
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Động thái bất ngờ của OPEC+ để ổn định thị trường toàn cầu sau khi bối cảnh kinh tế đình trệ.
OPEC+ đã đồng ý cắt giảm nguồn cung dầu vào tháng 10, một động thái bất ngờ cho thấy liên minh đang tìm cách ổn định thị trường toàn cầu sau khi giá dầu bước vào đợt giảm giá dài nhất trong hai năm.
Tổ chức này sẽ giảm sản lượng khoảng 100,000 thùng/ngày vào tháng tới, đưa sản lượng trở lại mức của tháng Tám. Trong thông cáo cuối cùng sau hội nghị trực tuyến hôm thứ Hai, các Cartel cũng nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng triệu tập thêm cuộc Hội nghị các cấp Bộ trưởng khác vào bất kỳ lúc nào để giải quyết những về sự phát triển thị trường tương lai. Cuộc đàm phán tiếp theo dự định sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 10.
Quyết định giảm sản lượng lần này bản chất có phần đảo ngược quyết định tăng được đưa ra trong tháng 9 để đáp lại lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây có thể là một sự phát triển đáng lo ngại đối với các quốc gia tiêu thụ khi họ phải đối mặt với sự ép lạm phát từ dầu thô ở mức 95 USD/thùng và viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông. Nguồn cung dầu trên thị trường trở nên khan hiếm kể từ khi khi Liên minh châu Âu trừng phạt Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.
Mặc dù việc cắt giảm là "không quan trọng về mức độ, nhưng nó nhằm gửi cho ông ấy tín hiệu rằng OPEC + đang quay trở lại chế độ theo dõi giá", Bill Farren-Price, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí vĩ mô tại Enverus, cho biết. Tổ chức nghĩ rằng động thái này “sẽ đủ để ngăn cản bất kỳ người bán khống nào”.
Dầu thô Brent cao hơn 3.6% ở mức 96.40 USD / thùng vào lúc 1:48 chiều theo giờ London
Trong khi các nhà giao dịch chủ yếu kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của sẽ giữ giá ở mức ổn định, nhà sản xuất hàng đầu của liên minh đã chỉ ra một sự xoay chuyển có thể xảy ra. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết vài tuần trước liên minh OPEC+ vừa hoàn tất khôi phục sản lượng bị dừng trong đại dịch năm 2020 - hiện đang xem xét cắt giảm như một cách để ổn định sự biến động quá mức trên thị trường toàn cầu.
Các hợp đồng dầu thô bán sau đã giảm 20% trong ba tháng qua do lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu, đe doạ đến nguồn thu từ Ả Rập Xê Út và các đối tác của họ trong năm nay. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất, đã có dấu hiệu suy thoái kinh tế "đáng báo động", với mức tiêu thụ đã giảm 9,7% trong tháng 7 xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua trước bối cảnh hoạt động kinh doanh đình trệ và các hạn chế khắc nghiệt của Covid-19. Trong khi đó, Mỹ đã gần rơi vào suy thoái và hướng tới các chính sách thắt chặt tiền tệ.
Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích hàng hóa tại UBS Group AG, cho biết rằng việc cắt giảm sản lượng mới cho thấy “mong muốn bảo vệ giá dầu duy trì trên mức 90 USD/thùng ”.
Quyết định này phần nào mâu thuẫn với triển vọng của chính liên minh OPEC+. Phân tích từ một ủy ban OPEC+ đã họp vào thứ Tư tuần trước cho thấy nhu cầu toàn cầu sẽ cao hơn nguồn cung trong quý IV, khiến tồn kho giảm với tốc độ 300.000 thùng / ngày.
Tổng thư ký mới được bổ nhiệm của OPEC, Haitham Al Ghais, cho biết vào giữa tháng 8 rằng ông dự kiến nhu cầu "tăng" từ người tiêu dùng mong muốn khôi phục lại trạng thái bình thường sau hai năm bị Covid hạn chế.
-----------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc về thị trường hàng hóa, Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần đầu tư và giao dịch phái sinh hàng hóa Việt Nam (CDT Vietnam)
Hotline: (+84) 824 728 888
Website: https://cdtvietnam.vn/
Fanpage: Dự báo hàng hóa
Bloomberg