PBOC âm thầm nới lỏng chính sách nhằm "đối phó" với nguy cơ biến động tỷ giá
Quế Anh
Junior Editor
Sau một thời gian dài điều chỉnh giá sàn của CNY, PBOC hiện đang phải đối mặt và thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn CNY tăng giá mạnh.
Dù được kiểm soát chặt chẽ, tỷ giá USD/CNY đã giảm 1.3% trong tháng 8, thoái lui khỏi đà tăng trước đó. Vào thứ sáu, tỷ giá này dự kiến sẽ ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn ba năm qua. Mặc dù các yếu tố cơ bản trong nước vẫn chưa thay đổi, nền kinh tế suy yếu cùng dòng vốn đi ra, CNY hồi phục bởi các dự đoán về việc Fed có thể cắt giảm lãi suất, làm suy yếu USD, cùng đà tăng của JPY.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng Trung Quốc hiện đang âm thầm làm việc nhằm đảm bảo CNY không tăng đột ngột và tránh gây xáo trộn thị trường tài chính mong manh trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến các nhà xuất khẩu. Các cuộc thăm dò thị trường đã được diễn ra để đánh giá áp lực, đồng thời các hạn chế về nhập khẩu vàng cùng vị thế giao dịch CNY tại một số ngân hàng cũng được lặng lẽ nới lỏng.
"Chính phủ có lẽ không quá lo ngại về sự mất giá, nhưng vẫn cảnh giác với sự biến động của tỷ giá hối đoái," Gary Ng, nhà kinh tế cao cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết. "Áp lực lên CNY có thể giảm sau khi Fed cuối cùng cũng cắt giảm lãi suất, những biến chuyển đột ngột và đáng kể trong dòng vốn vẫn có thể xuất hiện."
Một lý do lớn khiến PBOC lo ngại là các vị thế bán khống CNY gia tăng kể từ khi đồng tiền tệ này bắt đầu mất giá vào đầu năm 2023. Tình huống này có thể đảo chiều nếu CNY tăng giá nhanh.
Các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, các nhà xuất khẩu nội địa và các nhà đầu tư đã bán CNY và mua USD để kiếm lợi nhuận tốt hơn, hay còn được gọi là giao dịch "carry trade" bằng CNY. Theo các nhà phân tích tại Macquarie Group (OTC:MQBKY) ước tính, các nhà xuất khẩu và các công ty đa quốc gia đã tích lũy hơn 500 tỷ USD giá trị ngoại tệ kể từ năm 2022.
"Khi đồng nhân dân tệ tăng giá... giao dịch carry trade bằng CNY thoái trào và các cú sốc đến thị trường tài chính có thể xuất hiện," theo Zhu Chaoping, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management, cho biết. "Biến động thị trường gần đây ở Nhật Bản đã nhắc nhở các nhà hoạch định chính sách về những rủi ro này."
Ngăn chặn sự hoảng loạn
Để có thể có cái nhìn rõ hơn về nhu cầu tích lũy CNY, cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) đã khảo sát các ngân hàng về tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ của khách hàng, tỷ lệ doanh thu của các nhà xuất khẩu được chuyển đổi sang đồng CNY vào tuần trước.
"Việc thanh toán ngoại hối là vấn đề mà thị trường quan tâm nhất, bên cạnh việc cắt giảm lãi suất của Fed," Liu Yang, tổng giám đốc bộ phận kinh doanh thị trường tài chính tại Tập đoàn Phát triển Zheshang, chuyên xuất khẩu khoáng sản, cho biết. "Dù sao thì xuất khẩu cũng là động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc trong số 'ba cỗ máy' tăng trưởng truyền thống của họ. Các nhà quản lý không muốn CNY tăng giá nhanh chóng và đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu," ông nói. Ngoài ra, chỉ đạo cấm giữ vị thế bán khống CNY cũng đã được nới lỏng đối với một số ngân hàng.
Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã được NHTW cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu vàng, theo báo cáo của Reuters. Việc nhập khẩu vàng thường bị hạn chế khi CNY đối mặt với áp lực giảm giá.
Theo nhận định của các nhà phân tích, các biện pháp vô cùng khéo léo. Cùng với xu hướng thiết lập chỉ số đo lường hàng ngày của PBOC đối với CNY, điều này chỉ đơn giản cho thấy mong muốn của PBOC trong việc kiểm soát sự biến động, không phải cản trở sự tăng giá. Tuy nhiên, thị trường đang điều chỉnh lại dự báo về CNY.
Các nhà phân tích tại BofA Securities dự đoán rằng CNY sẽ tiếp tục suy yếu, "do tăng trưởng chậm và xu hướng nới lỏng của PBOC". Tỷ giá USD/CNY được dự báo sẽ ở mức 7.38 vào cuối năm, không phải 7.45 như dự báo trước đó. Hiện tại, tỷ giá USD/CNY đang ở mức 7.14.
Investing