Peter Schiff cảnh báo nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu suy thoái

Peter Schiff cảnh báo nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu suy thoái

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:50 08/11/2023

Tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục nói rằng nền kinh tế đang rất kiên cường. Các quan chức Fed cho biết nền kinh tế đang phát triển với “tốc độ mạnh mẽ”. Tuy nhiên, Peter Schiff cho biết chúng ta có thể đã đang ở trong thời kỳ suy thoái và khẳng định quan điểm trong podcast của mình.

Peter bắt đầu bằng việc phân tích bảng lương phi nông nghiệp tháng 10. Báo cáo này đã tạt một gáo nước lạnh vào câu chuyện mang tên “Thị trường lao động mạnh mẽ”. Các báo cáo việc làm tốt đã tạo nền tảng cho câu chuyện về “nền kinh tế kiên cường”. Trong nhiều tháng qua, vị chuyên gia đã phân tích cặn kẽ các báo cáo BLS để tìm ra những điểm yếu tiềm ẩn trên thị trường lao động. Đối với báo cáo tháng 10, ông thậm chí không cần phải làm vậy. Lần này, số liệu thấp một cách rõ ràng.

Thị trường lao động được dự báo sẽ tạo ra 180,000 việc làm mới trong khi con số được báo cáo là 150,000. Chỉ có 99,000 việc làm trong số đó thuộc khu vực tư nhân, 34% là việc làm của chính phủ.

“Đó không phải là điều tốt. Chính phủ trả lương như thế nào cho những người mới được tuyển dụng? Thay vì trích từ doanh thu thuế, chính phủ đang vay tiền để trả cho những người lao động này, đồng nghĩa với lãi suất cao hơn và lạm phát cao hơn”, Peter nói.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%. Mặc dù con số này vẫn tương đối thấp nhưng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 0.5% kể từ mùa xuân năm ngoái.

Trong khi đó, số lượng người đảm nhiệm nhiều công việc để kiếm sống tiếp tục gia tăng. Trong tháng 10, 390,000 người làm công việc thứ hai hoặc thứ ba.

“Thực tế là bây giờ nhiều người cần hai hoặc ba công việc để trang trải các chi phí mà từng được đáp ứng bằng một công việc - đó không phải là một thị trường lao động khỏe mạnh. Người lao động không thể kiếm đủ tiền để trả tiền thuê nhà hoặc trả tất cả các hóa đơn khác”.

Peter cho rằng nền kinh tế có thể đã suy thoái.

“Trên thực tế, cuộc suy thoái chính thức có thể đã bắt đầu trong quý này. Và tôi nghĩ báo cáo việc làm này chỉ ra suy thoái kinh tế - chỉ có 99,000 việc làm ở khu vực tư nhân”.

Cuộc Đại suy thoái chính thức bắt đầu vào tháng 12/2007, mặc dù vào thời điểm đó không ai nhận ra điều đó.

“Tình huống đó rất giống với ngày nay, khi mọi người đều nói về việc chúng ta có một nền kinh tế vĩ đại như thế nào. Và trong suốt nửa đầu năm 2008, người dân vẫn luôn tự hào về cách chúng ta có được nền kinh tế vĩ đại này”, Peter nói.

Phải đến cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, người ta mới nhận ra có vấn đề. Sau đó, các nhà thống kê phải sửa lại tất cả các con số từ đầu năm 2008.

“Chúng tôi chỉ phát hiện ra điều đó sau một năm. Chúng tôi gần như đã thoát khỏi cuộc suy thoái vào thời điểm chính phủ thông báo kinh tế đang suy thoái. Vì vậy, tôi nghĩ điều tương tự sẽ xảy ra vào quý IV/2023. Tôi nghĩ họ sẽ quay lại và sửa đổi các con số cho quý này. Số lượng việc làm tháng 10 là một dấu hiệu khá chắc chắn cho thấy suy thoái đã bắt đầu”.

Trong podcast này, ông Peter Schiff cũng phân tích chi tiết về cuộc họp của Fed vào tuần trước và quyết định của FOMC về việc giữ nguyên lãi suất.


ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ