Peter Schiff: Giá vàng đang phát ra tín hiệu rằng  Fed "đã sai"

Peter Schiff: Giá vàng đang phát ra tín hiệu rằng Fed "đã sai"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

12:44 04/04/2024

Peter vừa trở về sau kỳ nghỉ và đúng lúc giá vàng vừa tăng vọt. Ông đưa ra các yếu tố góp phần tạo nên đà leo dốc kỷ lục của giá vàng, những điểm tương đồng giữa hiện tại và những năm 1970, cũng như dữ liệu dự báo lạm phát Mỹ.

Peter bắt đầu bằng lưu ý rằng đà tăng gần đây của Vàng không nhận được nhiều sự chú ý từ báo chính thống:

"Đà tăng 30 USD tối Chủ nhật là điều rất hiếm thấy, nhưng điều hiếm hơn nữa là không có tin tức gì cả. Nó không giống như có chuyện gì đó đã xảy ra. Giá thậm chí đã tăng gần 40 USD vào thứ Sáu tuần trước, nhưng cũng không có sự chú ý nào tới Vàng".

Sự im lặng của giới truyền thông đối với vàng nhằm phục vụ mục đích lớn ở Mỹ, những quốc gia hưởng lợi từ nền kinh tế và đồng USD kém:

"Một lý do khác mà CNBC và các nhà phân tích tài chính khác không muốn đề cập về vàng là vì thông điệp mà vàng đang gửi đi. Vàng không chỉ là một loại hàng hóa, mà nó là một loại hàng hóa đặc biệt. Vàng đặc biệt vì các đặc tính và vai trò tiền tệ của nó."

"Tín hiệu từ giá vàng cho thấy Fed đang dự tính sai lầm, rằng đợt cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu bất cứ khi nào".

Ngay cả Cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan cũng đã thừa nhận sức mạnh báo hiệu của giá vàng, nhưng Powell và Fed lại đang phớt lờ các dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém:

"Fed nói rằng họ phụ thuộc vào dữ liệu. Vậy tại sao họ lại bỏ qua những dữ liệu đang nói lên rằng họ đang nhận định sai lầm về lạm phát?. Powell sẽ tiếp tục nói rằng, chúng tôi tin lạm phát sẽ về lại 2%, nhưng vấn đề là điều gì khiến ông ta tự tin vậy, chỉ vì lãi suất tăng lên đến 5.25%? Đó không phải là mức lãi suất cao, đặc biệt khi một quốc gia đang gặp vấn đề lạm phát lớn".

Bất kỳ ai theo dõi lịch sử đều có thể nhận ra những điểm tương đồng về mặt chính trị trong thời kỳ lạm phát giữa những năm 1970 và hiện nay:

"Chúng ta đã nổ ra Chiến tranh tại Việt Nam, và cũng thực hiện chiến dịch chống đói nghèo, những cuộc chiến này rất tốn kém. Điều thú vị là chúng ta đã thua cả hai cuộc chiến đó. Vì vậy, Chính phủ đang phải gánh chịu những khoản thâm hụt lớn này. Và họ lấy tiền ở đâu để tài trợ thâm hụt, chỉ bằng cách in tiền, và hậu quả dĩ nhiên là lạm phát tăng cao".

Peter cho rằng đồng USD suy yếu là động lực chính gần đây thúc đẩy giá vàng: "Tôi vẫn tin rằng đồng USD sẽ sớm mất giá so với các đồng tiền khác. Và khi điều đó xảy ra, bạn sẽ thấy giá vàng tăng ngoạn mục hơn nhiều. Nếu bạn ngẫm lại những gì đã xảy ra, chúng ta đã chứng kiến giá vàng tăng vọt thậm chí USD không suy yếu, vậy nếu USD mất giá so với các đồng AUD, EUR, hay CAD thì vàng sẽ tăng mạnh đến mức nào?".

Rõ ràng các ngân hàng trung ương nước ngoài có thể nhìn thấy những gì Powell không thể, và họ đang tích trữ vàng vì điều đó: "Các ngân hàng trung ương nước ngoài nhận thấy chúng tôi không quan tâm về lạm phát. Họ đang nắm giữ lượng lớn USD và thấy rằng chúng tôi sẽ in tiền nhiều hơn. Khi Fed phớt lờ lạm phát và phát biểu rằng "chúng tôi đang chuẩn bị hạ lãi suất", thì các NHTW nước ngoài sẽ rút lui".

Động thái các NHTW đang kêu gọi mua vàng càng củng cố vị thế của vảng như một "hàng rào" chống lại chính sách tiền tệ "sai lệch". Nếu Peter đúng về hành động giá trong tương lai thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để nhà đầu tư tích trữ thêm vàng.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ