Peter Schiff: Sẽ không có hạ cánh mềm

Peter Schiff: Sẽ không có hạ cánh mềm

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:49 21/11/2023

Từ khóa mới nhất của giới tài chính lúc này là “hạ cánh mềm”. Mọi người dường như tin rằng Fed đã đánh bại được lạm phát và tránh được suy thoái. Cùng lắm ta có thể thấy nền kinh tế suy thoái một chút trong những tháng tới. Trong podcast của mình, Peter Schiff giải thích tại sao sẽ không có hạ cánh mềm.

Phố Wall đang bùng nổ với niềm tin ngày càng lớn rằng cuộc chiến chống lạm phát đã kết thúc và Fed không chỉ đã hoàn tất việc tăng lãi suất mà sẽ còn bắt đầu nới lỏng vào năm 2024.

Thị trường đang ngày càng phê với câu chuyện hạ cánh mềm. Trong một thời gian khá lâu thị trường chưa phê như hiện tại. Fed đã tăng lãi suất và đó không phải điều thị trường muốn. Nhưng bây giờ thị trường tin chắc rằng những gì họ cần sẽ được cung cấp sớm nhất là vào năm tới.”

Một yếu tố khác thúc đẩy sự lạc quan của thị trường là quan điểm rằng nền kinh tế sẽ tránh được suy thoái và sẽ có “hạ cánh mềm.” Đó là một kịch bản hoàn hảo, với việc hạ lãi suất không phải do suy thoái kinh tế.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Tại sao Fed lại muốn hạ lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ nếu không có suy thoái kinh tế?

Peter suy đoán rằng với nhiều dữ liệu kinh tế suy yếu, thị trường dự báo Fed sẽ chủ động cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế và hạ cánh cứng.

Tư tưởng đang là ngay khi nhận thấy nền kinh tế chuẩn bị hạ cánh, họ sẽ hạ lãi suất để đảm bảo rằng hạ cánh sẽ là mềm.

Peter gọi điều này chỉ là “mơ tưởng.” Ông dự báo một cuộc hạ cánh cứng bất kể Fed có làm gì đi chăng nữa. Nhưng nếu ngân hàng trung ương không hạ lãi suất trước thì đó sẽ là một cuộc “hạ cánh cứng” hơn.

Peter nói rằng thật khó hiểu tại sao mọi người lại nghĩ Fed có thể nâng lãi suất từ 0 lên hơn 5% và thoát khỏi nguy cơ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Tại sao lại nghĩ vậy nếu bạn nhìn vào những kinh nghiệm gần đây khi Fed có lãi suất quá thấp và sau đó lại tăng chúng? Quay trở lại cuối những năm 1990 và sự suy yếu của nền kinh tế, cuộc suy thoái, thị trường chứng khoán năm 2000-2001. Hãy nhìn vào kinh nghiệm của năm 2008. Và hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra ngay cả trước Covid-19 vào năm 2018 khi Fed cố gắng nâng lãi suất rồi phải bỏ cuộc nhanh chóng trong quý IV.”

Lịch sử cho thấy rõ rằng Fed thường gặp khó khăn trong việc bình thường hóa lãi suất. Trên thực tế, nỗ lực đưa lãi suất từ 1% lên 5% vào năm 2007 đã dẫn đến cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Vì vậy, tại sao mọi người lại tin rằng Fed có thể bình thường hóa lãi suất ngay bây giờ và không gây ra hậu quả tương tự? Bởi vì, xét cho cùng, việc tăng lãi suất đã phơi bày tất cả những khoản đầu tư sai lầm và sự phân bổ sai nguồn lực xảy ra khi lãi suất ở mức thấp.”

Khi lãi suất bị đẩy xuống thấp hơn bình thường, mọi người sẽ hành động phi lý. Các quyết định có vẻ hợp lý nhưng lại dựa trên những quan niệm sai lầm. Điều này thúc đẩy mọi người thực hiện các tính toán kinh tế không dựa trên phân tích cơ bản.

Nếu không có các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ giảm một cách tự nhiên nếu mọi người tiết kiệm tiền và ngừng mua sắm. Trong thế giới đó, các quyết định kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi lãi suất thấp một cách tự nhiên. Nhưng chúng ta không sống trong thế giới đó. Người Mỹ muốn mua trước và trả tiền sau. Ta không có một nền kinh tế sẵn sàng chấp nhận lãi suất thấp một cách tự nhiên. Điều đó có nghĩa là khi ngân hàng trung ương buộc phải hạ lãi suất, nó sẽ tạo ra đủ loại vấn đề.

Không giống như tình huống lãi suất thấp vì lý do kinh tế chính đáng và khi các khoản đầu tư dựa trên lãi suất đó có thể được hỗ trợ lâu dài, khi lãi suất được cố tình giữ ở mức thấp, họ sẽ không còn lý trí. Vì vậy, tất cả những sai lầm đó đều xảy ra vì lãi suất quá thấp.”

Vào đầu những năm 2000, lãi suất bị duy trì thấp đã gây ra nhiều sai lầm trên thị trường bất động sản. Khi thời kỳ đó kết thúc, mọi thứ đều sụp đổ. Khi Fed cố gắng bình thường hóa lãi suất, thị trường đã vào cuộc và cố gắng điều chỉnh tất cả sự mất cân bằng đã hình thành qua nhiều năm lãi suất thấp.

Nếu việc tăng lãi suất đó tạo ra khủng hoảng 2008, tại sao mọi người lại nghĩ rằng lần này chúng ta sẽ không gặp phải một cuộc suy thoái nào? Lãi suất đã đi xuống tận con số 0. Và Fed giữ lãi suất ở mức 0 trong hơn một thập kỷ. Vì vậy, lãi suất đã thấp hơn trong thời gian dài hơn nhiều so với thời điểm đó.”

Thêm vào đó là nới lỏng định lượng - ba vòng trước COVID và vòng QE khổng lồ do COVID. Ngày nay, ngoài việc tăng lãi suất, ngân hàng trung ương đang thu hẹp bảng cân đối kế toán và rút thanh khoản ra khỏi hệ thống tài chính. Điều đó đã không xảy ra trong giai đoạn trước thềm khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ta đã có lãi suất thấp hơn trong thời gian dài hơn. Ta đã có tất cả lỏng định lượng. Bây giờ Fed đã tăng lãi suất và thắt chặt định lượng. Đây là một cú sốc lớn hơn nhiều đối với hệ thống so với những gì Fed đã làm trong năm 2008. Và qua nhiều năm, đã có rất nhiều khoản đầu tư sai lầm và phân bổ sai lầm trong giai đoạn lãi suất 0 đó. Những sai lầm lớn hơn nhiều đã được thực hiện trong một khoảng thời gian dài hơn trong giai đoạn này. Vì vậy, bây giờ, còn rất nhiều điều cần phải sửa chữa. Còn rất nhiều sai sót cần được sửa chữa. Việc phân bổ sai cần phải được hoàn tác. Vì vậy, ta phải có một cuộc suy thoái lớn hơn nhiều so với cuộc suy thoái lúc đó, vì ta còn rất nhiều sai lầm cần sửa chữa, nhiều tội lỗi cần chuộc lỗi hơn.”

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ