"Phần bù kỳ hạn" - Cơn sốt mới của Phố Wall
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Đó là từ được nhắc đến nhiều ở Phố Wall và Fed cùng Bộ Tài chính. Nó bị cho là khiến trái phiếu bị bán tháo, thay đổi trong kế hoạch đấu thầu và chính sách lãi suất. Việc ít người đồng ý điều nó phản ánh, hay cách đo nó, không quan trọng nhiều. Phần bù rủi ro đang là một thế lực mới nổi trên thị trường.
Thường được coi là mức lợi suất cao hơn mà các nhà đầu tư yêu cầu khi nắm giữ trái phiếu chính phủ dài hạn, phần bù kỳ hạn được coi như một lớp phòng hộ trước những rủi ro không lường trước như lạm phát hay cú sốc cung cầu, gói gọn mọi thứ ngoài những kỳ vọng thay đổi của lãi suất trong ngắn hạn.
Vấn đề là nó không thể trực tiếp quan sát được. Nhiều nhà kinh tế Phố Wall và Fed đã phát triển các mô hình để ước tính, và thường đưa ra những kết quả trái chiều. Một điều mà hầu hết các nhà quan sát thị trường, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell đồng tình là trong những tháng gần đây, phần bù kỳ hạn đã tăng vọt, thúc đẩy đà tăng của lãi suất dài hạn mà chỉ mới thoái lui gần đây.
Những tác động đối với quỹ đạo của chính sách tiền tệ là rất lớn. Chủ tịch Powell và các quan chức Fed cho rằng việc phần bù kỳ hạn tăng có thể khiến chu kỳ tăng lãi suất sớm kết thúc bằng cách hạn chế tăng trưởng kinh tế, làm thay việc cho chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với việc các trader từ lâu đã chật vật dự báo hành động thái theo của Fed, một số cho rằng vô cùng khó hiểu khi thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đang khiến việc dự báo xu hướng lãi suất trong tương lai càng trở nên khó khăn hơn.
Jason Williams, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Citigroup Inc., cho biết: “Có vẻ như đây là một cánh cửa kỳ lạ để Fed mở ra. Thật khó hiểu vì thuật ngữ phần bù kỳ hạn không hề có định nghĩa, điều mà Fed nhận ra nhưng vẫn cho thấy vai trò quan trọng trong việc làm thay cho tăng lãi suất.”
Phần bù kỳ hạn cũng được tính vào chính sách tài khóa. Tuần trước, Bộ Tài chính đã chào bán trái phiếu dài hạn theo ít hơn dự kiến. Quyết định này diễn ra trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Mỹ, sau khi một nhóm người có ảnh hưởng khuyên nên nghiêng việc phát hành sang các trái phiếu kỳ hạn không nhạy cảm với đà tăng của phần bù kỳ hạn.
Một số khác cho hay nguồn cung nợ ngày càng lớn của Mỹ có thể là một yếu tố khiến phần bù kỳ hạn cao hơn.
“Đây là một câu hỏi phức tạp về điều gì đã thúc đẩy đường cong lợi suất”, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết. “Một số người chỉ ra phần bù kỳ hạn và tôi luôn đùa rằng nó là như vật chất tối - điều mà chúng tôi không thể giải thích được.”
Ông Kashkari nói rằng nếu thực sự phần bù kỳ hạn tăng do lợi suất tăng, thì điều này đang giúp ích cho Fed bằng cách thắt chặt điều kiện tài chính. Một số yếu tố khác, chẳng hạn lãi suất quỹ liên bang trung lập tăng trên mức bị hạn chế, hoặc định hướng chính sách, thì Fed có thể phải tăng lãi suất để giữ chi phí đi vay tăng cao.
Phần bù kỳ hạn trong lịch sử là một con số dương, với mô hình ACM 10 năm của Fed New York đạt trung bình khoảng 1.5% kể từ đầu những năm 1960. Tuy nhiên gần đây con số này đã chuyển âm khi chạm đáy -1.66% vào tháng 3/2020.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 10, thước đo này đã tăng hơn 1.3%, lần đầu tiên chuyển sang dương kể từ năm 2021.
Một thước đo phổ biến khác do quan chức Fed Don Kim và Jonathan Wright tạo ra cho thấy số liệu này tăng khiêm tốn hơn nhưng vẫn đáng kể, 75 điểm cơ bản trong khoảng thời gian đó. Mặc dù cả hai cách đều đạt mức chênh lệch từ 20 đến 35 điểm cơ bản so với mức đỉnh cuối tháng 10, chúng vẫn đang ở mức dương.
Khó đo
Chủ tịch Powell đã nói rằng bất cứ điều gì từ mối quan tâm vào thâm hụt tài khóa đến việc thắt chặt định lượng của Fed đều có thể là nguyên nhân đằng sau đà tăng của phần bù kỳ hạn.
Nhiều người không chắc về quan điểm này.
Các mô hình phần bù kỳ hạn sử dụng ước tính lãi suất chính sách trung lập dài hạn của Fed để tính toán lợi suất thị trường hiện tại.
Cựu quan chức Fed Jeremy Stein cho biết: “Điều khiến việc mô hình hóa phần bù kỳ hạn trở nên khó khăn là việc không thể xác định được hướng đi của lãi suất ngắn hạn trong 10 năm tới.” Ông cảnh báo rằng các ước tính về lãi suất chính sách trung lập có thể quá cao.
Nếu điều này đúng, Fed có thể đang đánh giá quá cao giai đoạn lợi suất tăng gần đây và cả lực hãm của nó với nền kinh tế và lạm phát.
Trên thực tế, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm hơn 30 điểm cơ bản kể từ khi ông Powell ám chỉ trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Fed vào tuần trước rằng Fed có thể đã đi đến cuối chu kỳ thắt chặt.
Theo Bill Dudley, cựu chủ tịch của Fed New York, "quan điểm về việc lãi suất dài hạn cao hơn có thể thay thế việc thắt chặt tiền tệ bổ sung phụ thuộc rất nhiều vào lý do tại sao lợi suất dài hạn lại tăng. Nếu các biện pháp thống kê phần bù kỳ hạn chính xác, điều đó sẽ xác nhận cho việc giữ lãi suất ổn định.
Tuy nhiên, nếu không, sẽ "cần có lợi suất ngắn hạn cao hơn để tạo ra mức độ hạn chế tương tự."
Tobias Adrian, giám đốc bộ phận thị trường vốn và tiền tệ của IMF, cho biết phần bù kỳ hạn thực hay danh nghĩa đều đã tăng đáng kể trong năm nay.
“Tôi thường cho rằng hướng thay đổi mới quan trọng với phần bù kỳ hạn, nhưng việc nó tăng mạnh như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Các mô hình cho thấy rằng lợi suất thực ngắn hạn sẽ giảm trở lại trong tương lai, do đó việc lãi suất chính sách trung lập dài hạn của Fed cao hơn có thể không khả dĩ”.
Bloomberg