Phân tích GBP/USD: Phía trước là sóng gió?
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Đồng Bảng Anh chịu áp lực khi chính quyền Thủ tướng Liz Truss công bố chính sách cắt giảm thuế suất mới.
Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng công bố gói hỗ trợ tài khóa, được chi trả nợ quốc gia (tỷ lệ nợ trên GDP hiện xấp xỉ 100%).
Vương quốc Anh sử dụng nợ quốc gia để tài trợ cho các khoản hỗ trợ tài khóa (đặc biệt sau thông báo cắt giảm thuế suất), nhưng thị trường chắc chắn sẽ không hấp thụ nhiều trái phiếu như vậy với mức lợi suất hiện tại. Nhiều trader dự đoán BoE có thể sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối để mua GBP/USD hoặc điều chỉnh lãi suất một lần nữa.
Chính sách tài khoá này đi ngược với những gì mà BoE cố gắng đạt được trong việc thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Việc nới lỏng chính sách trong khi các NHTW toàn cầu đồng loạt tăng lãi suất, gây áp lực lên đồng GBP. Trong một tuyên bố gần đây Thống đốc BoE Andrew Bailey đã bác bỏ suy đoán của thị trường liên quan đến khả năng thay đổi lãi suất hoặc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Ông cho biết "BoE đang theo dõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tài chính". Có thể thấy, giọng điệu này tương tự như kịch bản xảy ra với BoJ một tuần trước khi USD/JPY cán mốc 145, sau đó ngân hàng này đã nhanh chóng can thiệp nóng vào thị trường.
Thị trường hiện pricing mức tăng 150bps trong cuộc họp BoE tiếp theo. Lợi suất TPCP Anh tăng hơn 100 điểm cơ bản so với tuần trước. Nếu chính phủ Anh kiên quyết theo đuổi chính sách tài chính hiện tại, GBP/USD có thể gặp phải sóng gió trong thời gian tới.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT GBP/USD
GBP/USD giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử kể từ năm 1972. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các tín hiệu xung lượng nghiêng về phía giảm và có khả năng sẽ tiếp tục suy yếu. Đường TMA hình thành bởi các đường MA ngắn, trung và dài hạn được thiết lập. Kháng cự tiềm năng có thể xuất hiện quanh vùng 1.1405 và 1.1414.
Dailyfx