Phân tích giá vàng và bạc: Các kim loại chịu áp lực khi USD tăng trở lại
Giá vàng và bạc đã chững lại sau đà tăng 3 ngày trước đó, do USD tăng trở lại sau cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ đầu tiên.
Giá vàng và bạc đã chững lại sau đà tăng 3 ngày trước đó, do USD tăng trở lại sau cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ đầu tiên. Cuộc tranh luận ban đầu không gây nhiều ngạc nhiên cho thị trường tiền tệ, nhưng tâm lý nhanh chóng trở nên thận trọng hơn sau đó. USD, một nơi trú ẩn an toàn đã tăng 0.18% sau cuộc tranh luận, khiến giá vàng và bạc lần lượt giảm 0.38% và 1.2%.
Khi thị trường Hong Kong và Trung Quốc bước vào tuần nghỉ lễ Quốc Khánh, nhà đầu tư có xu hướng giao dịch thận trọng hơn hoặc đứng bên ngoài. "Tuần lễ vàng", được mô tả là kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh của Trung Quốc kéo dài 8 ngày, có thể sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh về du lịch và chi tiêu của người ngoại quốc trong năm nay do đại dịch COVID-19. Điều này có thể gây áp lực lên nhu cầu về đồ trang sức và hàng xa xỉ tại đây.
Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc hôm nay được công bố là 51.5, đánh bại mức dư báo 51.2. Đây cũng là con số cao nhất trong sáu tháng qua. Phiên bản Caixin của chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc giảm nhẹ xuống 53.0 từ 53.1 so với một tháng trước, nhưng vẫn vững chắc trên mức 50. Cả hai con số đều cho thấy hoạt động của các nhà máy trong nước đang dần phục hồi.
Giá vàng đã lấy lại một phần đã mất trong tuần này, sau khi giảm tới 10.5% từ mức cao nhất mọi thời đại là 2.075 USD/oz vào đầu tháng 8. Trong ngắn hạn, triển vọng của vàng phần lớn phụ thuộc vào xu hướng của USD, do mối tương quan tiêu cực của chúng và sự thiếu hụt các sự kiện địa chính trị gần đây. Tương tự, bạc đã thu hẹp đà giảm xuống còn 20% so với mức đỉnh gần nhất, xếp sau vàng.
Tuy nhiên, giá vàng dường như đã bước vào thời kỳ tích lũy trong một xu hướng tăng dài hạn. Môi trường vĩ mô (lãi suất cực thấp, QE và các chương trình kích thích tài khóa) vẫn hỗ trợ cho kim loại quý này, mặc dù một đợt sụt giảm trong ngắn hạn vẫn đang diễn ra.
Về mặt kỹ thuật, giá vàng đã tăng trở lại từ đường đường trung bình động 100 ngày (MA100) tại 1,870 USD/oz, hướng tới ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1,910 USD/oz là mức 61.8% Fibonacci truy hồi. Giá vàng chủ yếu được giao dịch ở trong dải Bollinger Band dưới kể từ khi xu hướng của kim loại quý này đảo chiều vào đầu tháng 8, cho thấy phe bán có thể đang chiếm kiểm soát. Vàng Cần có một bước đột phá vững chắc lên bên trên đường MA 20 ngày để xác nhận sự đảo đảo chiều cho xu hướng tăng trở lại.
Dữ liệu IG Client Sentiment chỉ ra rằng các nhà giao dịch vàng đang nghiêng nhiều về phía Long nhiều hơn, với 80% vị thế mua ròng và 20% là vị thế bán ròng. Khi giá vàng tăng trở lại, các nhà giao dịch bán lẻ đã vào nhiều vị thế Short hơn (+ 14%) hơn là Long (-1%). Tuy nhiên, so với một tuần trước, dữ liệu này cho thấy các nhà giao dịch nhỏ lẻ đã tăng cả vị thế Short (+ 4%) và Long (+ 2%) khi sự biến động tăng lên.
Giá bạc cũng đã tăng từ đường trung bình động 100 ngày (MA100), hướng tới mức kháng cự quan trọng là 24.5 USD/oz. Tuy nhiên, động lượng trong ngắn hạn vẫn nghiêng về xu hướng giảm vì đường trung bình động MA25 và MA50 trên biểu đồ khung thời gian Daily của kim loại này có khả năng sẽ cắt nhau từ trên xuống. Giá bạc thường di chuyển theo sau giá vàng và có thể dao động ở mức độ lớn hơn nhiều.