Phân tích Market sentiment – Hướng dẫn sử dụng IG Client Sentiment Data
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Giao dịch dựa trên dữ liệu tâm lý thị trường có thể giúp các nhà giao dịch xác định các xu hướng tiềm ẩn trên thị trường, điều mà không mấy dễ dàng đối với các nhà giao dịch mới . Một chiến lược giao dịch theo MS thành công thường thiên việc tìm kiếm các giao dịch theo hướng ngược lại bất cứ khi nào MS cho thấy xu hướng rõ ràng. Điều này nghe có vẻ phản trực quan nhưng lại có cơ sở rõ ràng và sẽ được chúng tôi giải thích trong bài viết này.
IG Client Sentiment là gì?
IG Client Sentiment, hay IG CS, sử dụng dữ liệu thu được từ các retail trader với các lệnh giao dịch trực tiếp của họ được ghi chép lại bởi IG. Về cơ bản, chúng ta có thể nắm được vị thế của phần lớn các nhà giao dịch khác, long hay short, khi phân tích một số lượng lớn các giao dịch. Các nhà giao dịch có thể truy cập dữ liệu IG Client Sentiment tại đây.
IG Client Sentiment được coi là một chỉ báo của tâm lý đám đông - các retail trader. Tất cả điều này có thể thực hiện được nhờ dữ liệu thời gian thực, chính xác được tổng hợp bởi IG về các thị trường được giao dịch nhiều nhất. Điều quan trọng cần lưu ý là các nhà giao dịch không nên giao dịch chỉ dựa trên IG Client Sentiment mà nên kết hợp với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và đảm bảo rằng quy mô giao dịch của bạn phù hợp.
IG Client Sentiment được coi là một chỉ báo đối lập vì hai lý do chính:
- Giao dịch chống lại xu hướng: Phần lớn các retail trader (nguồn dữ liệu chính của IG CS) là những người chống lại xu hướng. Thật không may, điều này dường như là bản chất của con người nhiều hơn là logic, và nó vẫn tiếp tục diễn ra. Những nhà giao dịch này cố gắng đoán các đỉnh và đáy trên thị trường bằng cách giao dịch đảo chiều, thường là trong các thị trường có xu hướng mạnh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với khái niệm cơ bản về "Xu hướng là bạn của bạn".
- Thoát khỏi giao dịch: Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng và tâm lý short áp đảo, tất cả những short trader đó cuối cùng sẽ cần làm ngược lại để đóng vị thế. Cho dù do điểm cắt lỗ tự động bị chạm hay giao dịch được đóng theo cách thủ công, chúng đều liên quan đến việc 'mua' để đẩy giá lên. Nếu các short trader áp đảo so với các long trader, những short trader này cuối cùng sẽ phải mua để đóng vị thế của họ, tạo ra động lực mua có lợi cho các long trader.
Sử dụng IG CS để xác định đối tượng và hướng giao dịch
Các nhà giao dịch có thể xem xét IG CS khi bắt đầu quá trình phân tích hoặc họ có thể tiến hành phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản kỹ lưỡng và tìm kiếm IG CS như một chỉ báo xác nhận cho giao dịch. Việc sử dụng một chỉ báo tâm lý thị trường làm điểm khởi đầu có thể cực kỳ hữu ích, vì nó có thể thông báo cho bạn biết thị trường nào nên giao dịch và giao dịch theo hướng nào, trước khi thực hiện bất kỳ những phân tích nào khác. Sau đó, các nhà giao dịch có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các điểm vào và ra hợp lý cho thị trường được chọn.
Các trader có thể tìm kiếm các thị trường thể hiện sự cực đoan trong vị thế giao dịch. Các thị trường có xu hướng tăng (giảm) mạnh kết hợp với net long/short lớn thường là dấu hiệu cho một sự đảo chiều.
Bảng tóm tắt trên IG Client Sentiment hiển thị số lượng nhà giao dịch nắm giữ các vị thế mua so với số lượng nhà giao dịch nắm giữ các vị thế bán khống trong cùng một thị trường. Các nhà giao dịch nên quan tâm đến các mức cực đoan (net long hoặc net short cực lớn) khi phân tích tâm lý thị trường, vì đây là nơi công cụ cung cấp các tín hiệu rõ ràng nhất. Bạn có thể thấy trong hình bên dưới, có một con số net long tương đối cực đoan là 78% cho cặp NZD/USD.
Với 78% nhà giao dịch mua ròng NZD/USD đang mua ròng, điều này cho thấy cứ 01 nhà giao dịch giữ vị thế bán thì có đến 3.54 nhà giao dịch khác đang giữ vị thế mua, điều này thể hiện sự mất cân bằng đáng kể trong vị thế giao dịch của cặp tiền.
Thị trường đang sideway hay có xu hướng?
Thị trường xu hướng: Bản chất của con người là tìm kiếm những món hời, đó là lý do tại sao các retail trader thường tìm cách mua khi giá điều chỉnh, bán ở thị trường đang phục hồi tăng trong một downtrend và mua ở nhịp điều chỉnh giảm trong một uptrend.
Thị trường sideway: Trong các thị trường sideway trong một biên độ được thiết lập tốt, tốt nhất là có độ biến động thấp, bán ở mức cao và mua ở mức thấp là một chiến lược hợp lý.
Quay trở lại ví dụ về NZD/USD, sau khi nhận ra rằng hầu hết các retail trader đều đang mua NZD/USD, một suy nghĩ thông thường là chúng ta cũng nên làm vậy – theo số đông. Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ NZD/USD bên dưới, có thể thấy rõ xu hướng giảm chủ đạo, mặc dù đám đông các trader vẫn đang mua ròng mạnh. Điều này có vẻ phản trực quan nhưng củng cố quan điểm rằng các nhà giao dịch bán lẻ có xu hướng là những người “thích” chống lại xu hướng.
Các nhà giao dịch nhỏ lẻ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc dự đoán sự đảo chiều trong các thị trường có xu hướng mạnh hơn là trong thị trường sideway. Do đó, khi giao dịch dựa trên phân tích market sentiment, các nhà giao dịch sẽ tìm thấy các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy hơn trong các thị trường có xu hướng mạnh.
Tham chiếu chỉ báo IG CS cùng với đồ thị giá
Để làm cho việc phân tích dễ dàng hơn, DailyFX cung cấp một báo cáo toàn diện về các thị trường chính, cho phép bạn quan sát chỉ báo tâm lý thị trường này so với đồ thị giá. Việc bạn cần làm là click vào mục “IG Client Sentiment Report” màu xanh lá cây như hình bên dưới.
Báo cáo hiển thị biểu đồ giá cho từng thị trường với chỉ báo tâm lý được xếp chồng trên cùng một biểu đồ. Nó cũng bao gồm một đoạn văn hiển thị tất cả các số liệu tâm lý thị trường có liên quan trước khi đưa ra xu hướng giao dịch là tăng, giảm hay trung tính. Một tính năng hữu ích khác và thường bị bỏ qua của báo cáo là những thay đổi trong các vị trí long và short. Tính năng này đặc biệt hữu ích đối với các nhà giao dịch khi các động thái gần đây trong market sentiment là khá lớn hoặc có xu hướng đảo ngược lại. Những thay đổi lớn như vậy có thể cho thấy sự đảo ngược trong tâm lý chung của đám đông thị trường.
Phần trên cùng của biểu đồ cho thấy giá đã phát triển như thế nào (nến xanh lá cây và đỏ) và đường tâm lý màu xanh lam/đỏ cho thấy khi các nhà giao dịch đang mua ròng hay bán ròng. Nếu có một khoảng cách lớn giữa đường tâm lý và đường giá, đây có thể được coi là một tín hiệu để giao dịch thuận theo hướng của xu hướng.
Trong biểu đồ trên, giá đang trong một xu hướng giảm mạnh và chỉ báo tâm lý thị trường đang cho thấy các nhà giao dịch long nhiều gấp ba lần so với short, do đó, đây có thể được coi là một tín hiệu giảm giá.
Phần dưới của biểu đồ chỉ đơn giản là hiển thị số lượng nhà giao dịch mua và bán thực tế qua thời gian. Vì các nhà giao dịch ngày càng có xu hướng mua nhiều hơn, nên không có gì ngạc nhiên khi thấy đường màu xanh lam ngày càng cao hơn so với đường màu đỏ.
Mặc dù IG Client Sentiment là một công cụ hữu ích, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể dự đoán giá một cách hoàn hảo. Các nhà giao dịch vẫn nên áp dụng quản trị vốn và quản lý rủi ro một cách hợp lý để bảo vệ tài khoản của mình.
Happy Trading !!