Phân tích triển vọng USD/JPY quý III/2022: Yên Nhật suy yếu sẽ khiến BOJ phải vào cuộc?
Nguyễn Thanh Lịch
Junior Analyst
Yên Nhật chịu nhiều tác động từ thị trường trong quý II, đẩy USD/JPY chạm đỉnh năm 2002, ngưỡng cao nhất kể từ năm 1998.
Trong khi các NHTW lớn như FED và RBA đã hành động quyết liệt, BOJ lại đi ngược lại, gây không ít khó khăn cho đồng nội tệ. USD/JPY có thể lên mốc cao hơn khi chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ - Nhật gia tăng, liệu nó có thể thay đổi trong thời gian tới?
ÁP LỰC LẠM PHÁT TĂNG CAO
Nguyên nhân chính khiến BOJ kiên định với chính sách siêu nới lỏng là do lạm phát của Nhật thấp, và điều này đang dần thay đổi. CPI khu vực địa phương đạt 2.5% Y/Y trong tháng 5, cao hơn mục tiêu 2% của NHTW. Nền kinh tế quốc đảo là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 4 thế giới, đã bắt đầu cảm nhận được áp lực lạm phát khi giá dầu đắt đỏ.
Dưới đây là mô hình ước tính lạm phát của Nhật trong những tháng tới. Mô hình dựa vào giá năng lượng (trừ than) và cho dự báo về đà giảm của Yên Nhật. Có thể thấy, CPI Nhật tăng 41% là do giá dầu thô, và thậm chí còn bị đánh giá thấp (đạt mức 0.97% so với 2.5%).
Mô hình thứ 2 dưới đây có chút thay đổi khi thêm cả biến số đồng Yên Nhật và giữ nguyên CPI trong nhóm G20, để đánh giá liệu Yên mất giá có góp phần vào đà tăng của lạm phát quốc gia hay không. Mô hình này có độ chính xác cao hơn, cho thấy 60% CPI tăng tới từ các biến số. Nếu không có đồng Yên Nhật có thể sẽ giảm xuống 53%.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn đánh giá thấp CPI thực trong tháng 5 (đạt 1.8% so với mức 2.5%). Nguyên tắc chung cho giới trader là không chống lại các NHTW, chính vì vậy vẫn cần chờ thêm các động thái từ BoJ. Một BOJ ôn hòa như hiện tại sẽ còn tạo nhiều khó khăn cho JPY, nhưng với lo ngại về việc lạm phát đang tiến gần mục tiêu có thể sẽ phần nào hạn chế được đà giảm.
Dailyfx