Pháp cảnh báo ngành công nghiệp Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu

Pháp cảnh báo ngành công nghiệp Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:36 27/05/2024

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết toàn bộ nền kinh tế thế giới đang gặp rủi ro do tình trạng dư thừa hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Ông cho biết: “Trung Quốc đang sản xuất ngày càng nhiều thiết bị công nghiệp rẻ hơn, đây có thể là mối đe dọa không chỉ đối với EU, không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với nền kinh tế thế giới toàn cầu. Chúng ta cần giải quyết vấn đề đó.”

Các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu đang hợp tác để đương đầu với những khó khăn trước tình trạng dư thừa công suất ở Trung Quốc, điều mà họ cho rằng đang đe dọa các nhà sản xuất trong nước của họ.

Trong cuộc họp của các giám đốc tài chính G-7 tại Stresa, Ý đã cho rằng Trung Quốc đang gây ra sự mất cân bằng và cần xem xét thực hiện các bước để đảm bảo thương mại diễn ra bình đẳng. Điều này đánh dấu sự căng thẳng leo thang đối với thương mại của Trung Quốc.

Tuyên bố này được đưa ra sau thông báo Mỹ sẽ áp dụng lại thuế đối với hàng trăm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, EU sắp kết thúc cuộc điều tra trợ cấp xe điện, có khả năng dẫn đến các biện pháp hạn chế đối với xuất khẩu ô tô của Trung Quốc.

Các khoản thuế tiềm năng của EU đối với Trung Quốc dự kiến sẽ thấp hơn đáng kể so với Mỹ và dựa trên cách tiếp cận khác trong các quy tắc của WTO.

Le Maire cho rằng các nước G-7 cần tăng cường trao đổi thông tin và thiết lập đánh giá chung về thực tiễn công nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng EU có tất cả các công cụ cần thiết để cân bằng lại vấn đề này.

Bộ trưởng Pháp đang tìm cách bảo toàn lợi ích thu được từ các chính sách và đầu tư trong nhiều năm của chính phủ Pháp để xây dựng các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ của riêng họ.

Ưu tiên chính là Trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực mà Pháp dự định duy trì vị trí dẫn đầu ở châu Âu. Điều này đã thu hút vốn nước ngoài, với việc Tập đoàn Microsoft công bố khoản đầu tư 4 tỷ EUR vào cơ sở hạ tầng đám mây và AI của Pháp trong tháng này. Mistral AI có trụ sở tại Paris cũng đã công bố hợp tác với Microsoft vào tháng 2.

Khi được hỏi về khả năng sử dụng các quy định sàng lọc của nhà nước để ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản các công ty công nghệ Pháp, Le Maire cho biết chủ trương hiện tại là tăng cường hợp tác chứ không phải ngăn chặn.

Le Maire cho biết: “Chúng tôi sẽ xem những lựa chọn hợp tác giữa Mistral và Microsoft là gì. Hiện tại, việc Microsoft đang đầu tư vào Pháp, mở các trung tâm dữ liệu ở Pháp là những điều đáng hoan nghênh nhất.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ