Phe cực hữu có đang đẩy châu Âu vào "cơn ác mộng" tài chính?

Phe cực hữu có đang đẩy châu Âu vào "cơn ác mộng" tài chính?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:54 08/07/2024

EU đang phải đối mặt với một thách thức cam go trong 5 năm tới: Ổn định tài chính công đồng thời huy động đầu tư cần thiết để giải quyết ngày càng nhiều vấn đề chung, đặc biệt là quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Nhiệm vụ này đòi hỏi một mức độ kỷ luật và hợp tác cao, vốn là điều không phù hợp với những người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu. Sau khi giành được nhiều phiếu bầu trong cuộc bầu cử gần đây, những người này sẽ chiếm một phần tư số ghế trong Nghị viện châu Âu cho đến năm 2029. Chính vì vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

Tác động từ đại dịch toàn cầu, cuộc chiến ở Ukraine và việc Nga vũ khí hóa nguồn cung năng lượng đã ảnh hưởng nặng nề đến tài chính chính phủ. Tổng nợ công khu vực Eurozone dự kiến sẽ vượt 90% GDP vào năm 2025, tăng từ khoảng 84% trước đại dịch và 66% trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đặc biệt, Pháp và Ý - với tỷ lệ nợ/GDP thuộc nhóm cao nhất khu vực - phải cắt giảm thâm hụt ngân sách hoặc đối mặt với các biện pháp trừng phạt theo quy định mới của EU.

Nhiều nước trong khu vực Eurozone có mức nợ công vượt ngưỡng quy định của EU

Trong khi đó, EU đang rất cần vốn cho các dự án mang lại lợi ích cho toàn khu vực. Chỉ riêng việc chuyển đổi sang năng lượng xanh đã cần hơn 5 nghìn tỷ euro đầu tư công và tư trong 5 năm tới. Ngoài ra, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất và truyền thông, tăng cường khả năng phòng thủ, đẩy mạnh sản xuất quân sự và hỗ trợ Ukraine sẽ tiêu tốn thêm hàng trăm tỷ euro nữa.

Làm sao các nước thành viên có thể đạt được những mục tiêu này mà vẫn giữ được nền tài chính quốc gia “lành mạnh”? Một giải pháp là tăng cường đoàn kết hơn nữa. Một châu Âu thống nhất sẽ có sức mạnh tài chính lớn hơn nhiều. EU có thể xây dựng nguồn ngân sách đủ lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư chung của các nước thành viên. Lý tưởng nhất là ngân sách này sẽ có nguồn thu riêng, có thể linh hoạt ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn khu vực. Hơn nữa, bằng cách kết nối các thị trường tài chính của các nước lại với nhau, EU có thể thu hút thêm hàng nghìn tỷ euro đầu tư từ khu vực tư nhân.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thực hiện một số bước đi đúng hướng. Năm 2020, họ đã thành lập một quỹ chung với quy mô 750 tỷ euro để hỗ trợ phục hồi cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Mặc dù có ý kiến cho rằng chương trình này là lãng phí, nhưng kết quả ban đầu ở Ý - nước nhận nhiều tiền nhất - cho thấy khoản tiền đó đã thúc đẩy tăng trưởng bằng các cải cách cần thiết trong lĩnh vực tư pháp, mua sắm công và công trình công cộng.

Các chính trị gia cánh hữu sẽ gây khó khăn cho tiến trình này. Hầu hết họ phản đối một liên minh mạnh hơn, dù là về tài chính hay các mặt khác (ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng). Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã làm xấu đi tình hình tài chính của nước này với một khoản "siêu trợ cấp" nhằm kích thích việc cải tạo nhà ở. Pháp cũng có thể gặp bất đồng về ngân sách với EU, khi cuộc bầu cử bất ngờ của Tổng thống Emmanuel Macron đã trao quyền lực cho các phe cánh tả và cánh hữu.

Rõ ràng, sự trỗi dậy của phe cực hữu đã phản ánh sự bất mãn của người dân đối với các quan chức ở Brussels. Tuy nhiên, các vấn đề như biến đổi khí hậu và kinh tế vẫn nằm trong số những mối quan tâm hàng đầu của người dân châu Âu, và phe trung dung vẫn chiếm đa số trong Nghị viện châu Âu. Nếu họ không giải quyết được những thách thức sắp tới này, cử tri sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu họ thể hiện được khả năng lãnh đạo cần thiết để thúc đẩy châu Âu, xây dựng một liên minh vững mạnh và thịnh vượng, họ sẽ có cơ hội lớn hơn nhiều để kiềm chế các phe cực đoan. Phe trung dung nên nắm bắt cơ hội này khi còn có thể.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ