Phó Thống đốc BoC cảnh báo tình trạng năng suất kém trên đất nước

Phó Thống đốc BoC cảnh báo tình trạng năng suất kém trên đất nước

Nam Bình

Nam Bình

Junior Editor

08:24 27/03/2024

Người quyền lực thứ nhì của BoC nói rằng việc khắc phục tình trạng năng suất đang suy giảm của đất nước sẽ cho phép tăng trưởng kinh tế nhiều hơn mà không gây ra lạm phát.

Carolyn Rogers, phó thống đốc cao cấp của ngân hàng, cho biết đầu tư doanh nghiệp yếu và thiếu cạnh tranh đang hạn chế năng lực sản xuất của Canada. Cải thiện hiệu quả sẽ cho phép tăng trưởng nhanh hơn, nhiều việc làm hơn và lương cao hơn với áp lực lạm phát thấp hơn.

Trong phát biểu ở Halifax vào thứ ba, bà Rogers cho rằng đã đến lúc cần thay đổi.

Năng suất lao động của Canada đã tăng lần đầu tiên sau 7 quý vào cuối năm ngoái. GDP bình quân đầu người - một thước đo đóng vai trò là thước đo mức sống - đã giảm xuống mức ngang với năm 2017.

Rogers cho biết số liệu năng suất của đất nước đứng thứ hai trong số các quốc gia G7, và sản lượng bình quân theo giờ tại Canada đã ngày càng cách xa với Mỹ. "Khi bạn so sánh số liệu năng suất gần đây của Canada với các quốc gia khác, điều thực sự nổi bật là chúng ta rất tụt hậu về đầu tư vào máy móc, thiết bị và quan trọng là sở hữu trí tuệ."

Bài phát biểu không đưa ra những định hướng chính sách cụ thể về lãi suất hay lạm phát. Rogers nói: "Chúng tôi chưa đạt được mục tiêu (lạm phát) và chúng tôi biết mình cần phải hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng chúng tôi đã đạt được rất nhiều tiến bộ."

Tuy nhiên, bài phát biểu cung cấp thông tin chi tiết về cách BoC đang xem xét năng lực sản xuất trong bối cảnh tăng trưởng tiềm năng dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách liên tục cảnh báo về rủi ro lạm phát khi tăng lương nhưng không tăng năng suất. Rogers nói: "Tăng năng suất là một cách để bảo vệ nền kinh tế của chúng ta khỏi các đợt lạm phát trong tương lai mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào việc giải quyết tăng lãi suất."

Bà cho biết có ba lĩnh vực then chốt có thể cải thiện năng suất của Canada.

Đầu tiên là cơ cấu lao động, hay các kỹ năng của người lao động trong công việc. Đối với những người lao động hiện tại, điều này có nghĩa là được tiếp cận đến các chương trình đào tạo kĩ năng lao động. Đối với những lao động trẻ, họ cần có sự chuẩn bị cho các công việc hiện tại và tương lai tại các trường cao đẳng, đại học và chương trình học nghề.

GDP bình quân đầu người của Canada từ 2000 đến nay

Bà cho biết Canada cũng nên tập trung vào việc tận dụng nguồn lực lao động từ những người nhập cư, những người đóng góp cho tốc độ mở rộng lực lượng lao động kỷ lục: "Thông thường, người Canada mới đang làm những công việc không tận dụng được các kỹ năng mà họ đã sở hữu. Và thường xuyên những người này bị mắc kẹt trong các công việc lương thấp, năng suất thấp."

Lĩnh vực thứ hai là năng suất đa yếu tố, đo lường mức độ hiệu quả sử dụng vốn và lao động và có thể liên quan đến mức độ cạnh tranh mà một công ty phải đối mặt hoặc mức độ tận dụng công nghệ tốt như thế nào.

Theo Rogers, Canada có tỷ lệ các công ty vừa và nhỏ cao hơn, những công ty này thường thiếu quy mô kinh tế, mà điều này hỗ trợ các công ty lớn trở nên năng suất hơn, và việc loại bỏ những yếu tố cản trở tăng trưởng "luôn là một ý tưởng hay". "Các doanh nghiệp trở nên năng suất hơn khi có sự cạnh tranh", bà nói thêm. "Cạnh tranh thúc đẩy các công ty trở nên năng suất hơn bằng cách đổi mới và tìm cách để trở nên hiệu quả hơn."

Lĩnh vực thứ ba là giải quyết vấn đề đầu tư yếu kém, vốn là vấn đề của Canada trong một thời gian dài. Có một khoảng cách dai dẳng giữa mức chi tiêu vốn cho mỗi lao động của các công ty Canada so với các công ty tương tự ở Mỹ. Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong thập kỷ qua: Trong khi chi tiêu của Mỹ tiếp tục tăng, mức đầu tư của Canada lại thấp hơn so với một thập kỷ trước.

Bà thừa nhận rằng những bất ổn về chính sách và đại dịch đã góp phần khiến Canada thiếu đầu tư.

“Chúng tôi nhìn thấy những rủi ro ở đó. Tuy nhiên, những lực lượng và rủi ro tương tự này cũng hiện diện ở các quốc gia khác. Và các công ty ở những quốc gia đó - các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của chúng tôi - tiếp tục đầu tư, gia tăng khoảng cách với Canada, khiến việc chúng tôi phải xoay chuyển tình thế ngày càng cấp bách.”

Các thành viên trong hội đồng quản trị gồm sáu người của ngân hàng trung ương cho biết “vẫn còn quá sớm” để xem xét việc giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 6 tháng 3, khi họ đã giữ lãi suất chính sách ở mức 5% trong cuộc họp thứ năm liên tiếp. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát kỳ vọng Ngân hàng Canada sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6. Cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương là ngày 10 tháng 4.

Bloomberg

Xem thêm các chủ đề: #BOC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh đóng cửa mới vào phiên giao dịch thứ Hai, được hậu thuẫn bởi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ sau thành quả ấn tượng trong tháng 11. Thị trường đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế tuần này, đặc biệt là báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025, nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ