Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh: Tiền điện tử vẫn chưa phải là mối đe dọa đến sự ổn định tài chính
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Jon Cunliffe cho biết hôm thứ Tư rằng những biến động của tiền điện tử vẫn chưa đủ lớn để gây ra rủi ro hệ thống đối với sự ổn định tài chính.
“Sự bùng nổ xu hướng đầu cơ trong tiền điện tử rất đáng chú ý nhưng tôi không nghĩ rằng nó đã vượt qua ranh giới để trở thành một rủi ro đối với sự ổn định tài chính” Cunliffe nói với Joumanna Bercetche của CNBC trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác đã đồng loạt tăng giá vào đầu năm và nhanh chóng trở thành thị trường trị giá 2.5 nghìn tỷ đô la. Những người ủng hộ Bitcoin tuyên bố nó có thể trở thành tài sản lưu trữ giá trị thay thế khi những người tiết kiệm phải vật lộn để tìm kiếm khoản đầu tư lợi nhuận do lãi suất cực thấp.
Tuy nhiên, tiền điện tử có tính biến động cao và thị trường đã mất hơn 1 nghìn tỷ đô la giá trị kể từ tháng 5. Bitcoin đã giảm từ mức cao kỷ lục gần 65,000 đô la đạt được vào tháng 4 xuống còn khoảng 32,500 đô la vào thứ Tư.
Các cơ quan quản lý ngày càng đưa ra báo động về tiền điện tử. Đặc biệt, Trung Quốc đã tìm cách đàn áp ngành này bằng một loạt các biện pháp gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong những tuần gần đây.
Trong khi đó, Binance - sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã bị Cơ quan quản lý tài chính cấm hoạt động tại Vương quốc Anh vào tháng trước. Binance là một trong nhiều sàn giao dịch không đăng ký với cơ quan quản lý do không đáp ứng các yêu cầu chống rửa tiền.
Cunliffe cho biết hiện tại việc đầu cơ tiền điện tử chủ yếu chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời nhấn mạnh quan điểm của ngân hàng trung ương rằng những người đầu tư vào tài sản kỹ thuật số nên sẵn sàng với rủi ro "cháy tài khoản".
“Các nhà đầu tư cần phải được bảo vệ do đây là những tài sản có tính đầu cơ cao ”ông nói. “Nhưng chúng không để để có thể gây ra rủi ro ổn định tài chính và chúng không có kết nối vững chắc đối với hệ thống tài chính thường trực.”
"Nếu chúng ta bắt đầu thấy những liên kết đó phát triển, xu hướng đầu cơ dần chuyển chuyên các nhà đầu tư cổ chức và lĩnh vực đầu tư tài chính ngày càng phổ biến thì đó là lúc mà bạn nên suy nghĩ về rủi ro này" - ông nói thêm.
Quan chức của Ngân hàng Trung ương Anh nói thêm rằng cần có sự phân biệt giữa các tài sản tiền điện tử đầu cơ như bitcoin và cái gọi là “stablecoin” được hỗ trợ bởi các tài sản tài chính hiện có.
Ví dụ: Tether là stablecoin lớn nhất thế giới với hơn 60 tỷ đô la giá trị đang lưu hành. Nó có nghĩa là được hỗ trợ 1: 1 bởi đô la Mỹ để duy trì giá trị ổn định, tuy nhiên, tether đã gây ra tranh cãi do lo ngại rằng nó không đủ lượng dự trữ để đáp ứng tỷ lệ so với đồng đô la như trên.
Cunliffe cho biết ông nghĩ rằng stablecoin nên chịu sự giám sát của cơ quan quản lý.
“Tôi nghĩ rằng, cộng đồng quốc tế ít nhất cần phải phát triển các tiêu chuẩn để có thể phân biệt các tài sản và đồng thời cũng phải có các tiêu chuẩn quy định cho các loại sản phẩm tài chính đó” - ông cho biết
Điều này nên được thực hiện khi một số ngân hàng trung ương trên khắp thế giới - bao gồm cả Ngân hàng Anh - đang phát triển các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ, để đáp ứng với việc sử dụng tiền mặt ngày càng giảm và sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử.
CNBC