Phong trào "Quiet Quitting" tại Anh gây thiệt hại lên đến 257 tỷ bảng cho nền kinh tế

Phong trào "Quiet Quitting" tại Anh gây thiệt hại lên đến 257 tỷ bảng cho nền kinh tế

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

13:39 12/06/2024

Nền kinh tế Vương quốc Anh đã chịu tổn thất hơn 257 tỷ bảng (327 tỷ USD) sản lượng tiềm năng trong năm ngoái do lực lượng lao động thiếu động lực làm việc, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng năng suất khiến đất nước này tụt hậu so với các quốc gia giàu có khác.

Theo nghiên cứu của Gallup vào hôm thứ Tư về xu hướng suy giảm động lực trong thập kỷ qua, chỉ 1 trong 10 người lao động tại Anh được xếp vào nhóm "tận tâm" với công việc, có nghĩa là họ nỗ lực hết mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Kết quả trên phản ánh một bước đi lùi so với đầu những năm 2010, khi tỷ lệ lực lượng lao động này của Anh xếp thứ hai trong nhóm G7. Tỷ lệ này hiện đã giảm xuống thấp hơn mức bình quân tại cả G7 và các nước châu Âu khác, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với con số trung bình toàn cầu là 23%.

Người lao động ở Anh đang ''lười'' hơn so với các người lao động ở quốc gia khác

Các nhà nghiên cứu của Gallup cho biết mức độ tận tâm thấp của người lao động Anh phản ánh vấn nạn "quiet quitting" hay nói cách khác là những người chỉ đủ sức làm công việc ở mức tối thiểu mà không "nhiệt huyết lao động". Thậm chí còn có những người đứng lên phản đối nỗ lực của các ông chủ.

Nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa động lực lao động và sản lượng tại các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sản lượng tiềm năng đi có thể gây thiệt hại lên tới 11% GDP của Anh.

"Mối đe dọa nguy hiểm với nền kinh tế Anh hiện nay là lực lượng lao động đã gần như bỏ cuộc, và tình hình chính trị không hề giúp cải thiện vấn đề," ông Jeremie Brecheisen, Giám đốc điều hành Gallup tại Anh nhận định. Ông nói thêm rằng người lao động cảm thấy bị bỏ rơi khi phải đối mặt với những hệ quả từ các sự kiện như Brexit. "Có tác động từ sự thất bại của chính phủ hoặc sự mất niềm tin vào hệ thống."

Tâm lý này được thể hiện rõ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 4/7 sắp tới. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri có khả năng chấm dứt 14 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ, với việc Đảng của Thủ tướng Rishi Sunak mất vị thế trước phe đối lập Đảng Lao động lẫn Đảng Cải cách Anh.

Công trình của Gallup cũng gióng lên hồi chuông về những thách thức đối với Đảng Lao động nếu họ lên nắm quyền, với nhiều rào cản cần vượt qua để phục hồi nền kinh tế và nâng cao mức sống.

Anh đang vật lộn để thúc đẩy nền kinh tế sau khi rơi vào suy thoái nhẹ năm ngoái. BoE dự báo tăng trưởng yếu trong phần lớn năm nay. Các chuyên gia kinh tế cũng dự đoán sản lượng có thể sẽ giảm nhẹ theo số liệu công bố vào chiều muộn ngày thứ Tư.

Năng suất lao động là một phần lớn của vấn đề. Sản lượng trên giờ làm việc đã đình trệ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tụt lại phía sau Mỹ và các nước giàu có khác. Đồng thời, lực lượng lao động tại Anh cũng ít hơn trước đại dịch Covid khi hơn 800,000 người rời đi do ốm đau dài hạn, nghỉ hưu hoặc để đi học.

Vương quốc Anh đã phải trải qua một thập kỷ mất mát về năng suất

Gallup cho biết một trong những động lực chính dẫn đến tình trạng thiếu tận tâm của lực lượng lao động Anh là sự thiếu rõ ràng về những gì cần hoàn thành trong công việc. Trong khi một phần nguyên nhân là do quản lý kém, tại Anh, tình hình còn bị trầm trọng thêm bởi chuỗi những cú sốc từ Brexit, đại dịch cho đến bất ổn kinh tế vĩ mô, ông Brecheisen nhận định. Yếu tố bên ngoài như chính trị chiếm khoảng 30% ảnh hưởng đến mức độ tận tâm của người lao động.

Tuy nhiên, ở Anh có một vài điểm sáng. Khoảng 40% lao động tại Anh gặp phải căng thẳng hàng ngày, thấp hơn mức trung bình châu Âu. Tuy nhiên, lực lượng lao động thiếu động lực khiến nước này khó thu hút và giữ chân lao động có tay nghề. Người Anh cũng dễ trải qua các cảm xúc tiêu cực khác như buồn bã hay giận dữ hơn trong cuộc sống hàng ngày, Gallup chỉ ra.

"Vẫn còn nhiều điều hấp dẫn về Anh nhưng nguy cơ trong tương lai là điều này bắt đầu làm tổn hại thương hiệu giá trị sức lao động của đất nước", ông Brecheisen nói. "Những người tài năng nhất sẽ không muốn đến Anh nếu đây là một nơi làm việc khủng khiếp, họ nhiều khả năng sẽ chọn Canada, Mỹ, Đức hay những nơi khác nơi họ biết sẽ có trải nghiệm làm việc tốt hơn".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ