Phương tây tiếp tục tăng trừng phạt kinh tế lên Nga, gây áp lực lên giao dịch thương mại sàn LME

Phương tây tiếp tục tăng trừng phạt kinh tế lên Nga, gây áp lực lên giao dịch thương mại sàn LME

16:47 28/03/2022

Kết thúc tuần 25/03, giá giao dịch của các hợp đồng 3-Month LME đã tăng 0.7% so với tuần trước.

Phương tây tiếp tục tăng trừng phạt kinh tế lên Nga, gây áp lực lên giao dịch thương mại sàn LME
Phương tây tiếp tục tăng trừng phạt kinh tế lên Nga, gây áp lực lên giao dịch thương mại sàn LME

Trong các phiên giao dịch trong tuần qua, giá đồng đã được hỗ trờ từ các chỉ số kinh tế lạc quan của nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây lên Nga đã tăng áp lực lên việc chính trị hóa các hoạt động thương mại của sàn LME với Nga. Điều này góp phần tăng lo ngại về khả năng thiếu hụt kim loại cơ bản toàn cầu trong bối cảnh tồn kho giao dịch trên thị trường Trung Quốc liên tục giảm trong ba tuần qua.

Trong tuần qua, các số liệu PMI ban đầu (Flash PMI) được IHS Markit đưa ra cho nền kinh tế Mỹ cho thấy PMI sản xuất tăng lên mức 58.5 so với mức 57.3 của tháng hai. Đây là mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Tuy các doanh nghiệp sản xuất cho biết lạm phát đầu vào vẫn tiếp tục tăng, họ cho biết phần lớn mức tăng này được họ đưa đến người tiêu thụ cuối cùng. Dữ liệu tháng 3 cũng cho thấy các đơn hàng và danh sách hàng tồn đọng tăng mạnh so với tháng trước, thể hiện nhu cầu vững chắc từ nền kinh tế thật ngay cả khi lạm phát gia tăng. Điều này đã góp phần tạo động lực hỗ trợ cho giá đồng. Ngoài ra, sàn giao dịch LME cũng cho biết trong thời gian qua, sàn đã nhận được nhiều yêu cầu từ các thành viên về việc cấm vận các chuyến hàng bán từ Nga (liên quan đến nhôm và đồng). Sàn giao dịch cũng cho biết thêm hiện tại Ủy ban Đồng vẫn liên tục xem xét vấn đề này nhưng không có quyết định cấm vận chuyển từ Nga do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trên thế giới. Về mặt trái chiều, vào thứ 6, chính phủ Peru đã cấp phép cho khu mỏ Las Bambas của tập đoàn MMG tiến hành mở rộng để gia tăng sản lượng thêm 20,000 tấn đồng từ mức 380 nghìn hiện tại (tương đương 2% sản lượng toàn cầu).

Trong tuần kết thúc ngày 25/03, tồn kho đồng trên sàn LME tăng nhẹ lên mức 80.6 nghìn tấn. Trên sàn SHFE, tồn kho tiếp tục giảm 27 nghìn tấn xuống mức 102 nghìn tấn. Điều này tiếp tục kéo mức tồn kho thế giới của hai sàn xuống mức thấp nhất cho tháng 3 trong các năm qua. Hiện, tổng tồn kho trên hai sàn LME và SHFE đang ở mức 182.6 nghìn tấn và thấp hơn trung bình lịch sử là 66%.

Có thể thấy, tồn kho đồng trên các sàn giao dịch đang tiến triển tiêu cực hơn trong các tuần qua. Theo khảo sát thị trường Trung Quốc, nhiều nhà máy luyện kim nội địa đã bị hạn chế công suất do ảnh hưởng bởi đại dịch, một số nhà sản xuất chỉ giao hàng bằng 60% mức bình thường. Điều này cũng được phản ánh trong việc lượng hàng đến các kho hàng ở Quảng Đông rất thấp. Mức nhập khẩu kim loại đồng cũng được ghi nhận hiện rất thấp do giá chênh lệch giữa thị trường Trung Quốc và quốc tế hiện có lợi cho việc xuất khẩu thay vì bán nội địa. Các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian qua cũng đã do dự hơn khi thu mua đồng do giá tăng và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc sẽ có khả năng phục hồi mạnh, nhưng nguồn cung sẽ tiếp tục thắt chặt vào tháng 4 do các nhà máy đi vào chu kỳ bảo trì. Các dự án đầu tư như với số tiền đầu tư vào mạng lưới điện từ tháng 1 đến tháng 2 lên tới 31.3 tỷ nhân dân tệ theo dữ liệu của CEC, tăng 37.89% so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ tiếp tục tạo nhu cầu cho đồng. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải chấp nhận mua khi tồn kho tích trữ trước Tết của họ cạn kiệt dần. Ngoài ra, việc Mỹ tuyên bố miễn thuế lại 352 mặt hàng của Trung Quốc vào cuối tháng 3, bên cạnh những dấu hiệu giảm giá gần đây của đồng Nhân dân tệ, sẽ có lợi cho nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, các tín hiệu ngắn hạn có phần khả quan hơn cho giá đồng.

Về nguồn cung, dự án mở rộng mỏ Las Bambas sẽ không tác động đáng kể lên giá thế giới vì mức tăng sản lượng mới chỉ khiêm tốn ở mức 20 nghìn tấn. Dự án hiện tại vẫn đang gặp căng thẳng với các cộng đồng địa phương khi người dân yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ USD do tác động môi trường.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ