PMI Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ bùng nổ bất chấp áp lực lạm phát dai dẳng

PMI Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ bùng nổ bất chấp áp lực lạm phát dai dẳng

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

10:30 05/06/2024

Một cuộc khảo sát được công bố vào thứ Tư cho thấy hoạt động dịch vụ của Nhật Bản tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5, bất chấp áp lực lạm phát dai dẳng đang khiến nhiều người dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay.

Chỉ số PMI giảm nhẹ xuống 53.8 trong tháng trước, so với mức 54.3 của tháng 4. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn duy trì trên mốc 50 kể từ tháng 9/2022 - ngưỡng phân tách giữa tăng trưởng và suy thoái và cao hơn so với dự báo ban đầu là 53.6.

Trevor Balchin, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ Nhật Bản vẫn được duy trì trong tháng 5, với tốc độ tăng trưởng về hoạt động và các đơn hàng mới chỉ giảm nhẹ."

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong tháng 5, nhưng các doanh nghiệp dịch vụ vẫn ghi nhận sự gia tăng của đơn hàng mới, một phần nhờ vào du lịch và đồng Yên yếu. Cuộc khảo sát cho thấy, lượng đơn hàng mới từ nước ngoài tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi khảo sát về xuất khẩu được triển khai vào tháng 9/2014, nhờ vào sự giảm giá của đồng Yên và nhu cầu từ các nền kinh tế khác ở châu Á. Đồng Yên đã giảm khoảng 10% kể từ đầu năm.

Trong khi đó, tốc độ tăng giá đầu vào có giảm nhẹ trong tháng 5 so với tháng trước, khi đó đà tăng đạt mức cao nhất trong 8 tháng. Những người tham gia khảo sát cho biết áp lực lạm phát gia tăng là do tiền lương tăng, chi phí nhiên liệu và nhập khẩu cao hơn, bị ảnh hưởng bởi đồng Yên yếu.

Các nhà cung cấp dịch vụ đã kết chuyển chi phí tăng của tiền lương và vật liệu sang khách hàng trong tháng 5, với tốc độ tăng giá chỉ thấp hơn một chút so với mức ghi nhận trong tháng 4, vốn là mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Ông Balchin cho biết thêm: "Với việc chi phí tiếp tục tăng mạnh nhưng nhu cầu về dịch vụ vẫn tăng trưởng vững chắc, các công ty đang có cái nhìn lạc quan về giá cả."

BoJ vốn đã chấm dứt chính sách lãi suất âm trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào tháng 3, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, BoJ vẫn đang thận trọng trong việc thắt chặt chính sách hơn nữa do quá trình phục hồi kinh tế còn mong manh.

Chỉ số PMI tổng hợp, kết hợp dữ liệu hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên 52.6 trong tháng 5, mức cao thứ hai kể từ tháng 8/2023, so với mức 52.3 của tháng 4.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Trong bối cảnh biên lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức hiện tại trong tháng 9. Quyết định này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn thận trọng trong việc tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo

BoJ đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong cuộc họp hôm nay. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của BoJ sau khi thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 7. Mặc dù vậy, BoJ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai để đối phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Các nhà đầu tư chuẩn bị cho những biến động sắp tới sau đợt Fed cắt giảm lãi suất
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Các nhà đầu tư chuẩn bị cho những biến động sắp tới sau đợt Fed cắt giảm lãi suất

Các nhà đầu tư toàn cầu đang cảnh giác trước những biến động lớn của thị trường sau đợt cắt giảm lãi suất vừa qua của Fed Mỹ, gây ra sự bối rối về việc liệu nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ bùng nổ hay rơi vào suy thoái, làm giảm triển vọng của cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ trên toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ