Powell thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và hứa hẹn tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có vẻ lạc quan nhất mà ông ấy đã từng kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu vào tháng 3, đồng thời cam kết rằng Ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục cung cấp nhiều hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế trong tương lai.
Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Tư sau cuộc họp hoạch định chính sách cuối cùng của Fed trong một năm đầy biến động, Powell cho biết ông hy vọng nền kinh tế sẽ hoạt động “mạnh mẽ” trong nửa cuối năm 2021 khi ngày càng nhiều người Mỹ được tiêm phòng vắc-xin - mặc dù ông cũng cảnh báo rằng vài tháng tới sẽ là một "thử thách" phải vượt qua.
“Chúng ta đã có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm,” Powell nói. “Chúng tôi đang nghĩ rằng đây có thể là một sự mở đầu của một chu kỳ phát triển mới.”
Giai điệu lạc quan hơn đã đóng lại một năm, trong đó Fed đã phải sử dụng đến những công cụ chính sách bất thường để chống lại sự suy giảm sâu nhất của nền kinh tế kể từ cuộc Đại suy thoái, cắt giảm lãi suất chính sách xuống gần 0 và tung ra, theo những gì Powell ước tính, khoảng gần 2 nghìn tỷ USD tài trợ cho các doanh nghiệp, chính quyền bang và địa phương thông qua các chương trình cho vay khẩn cấp.
Fed cũng đã mua hàng nghìn tỷ USD Trái phiếu Kho bạc và các khoản nợ được bảo đảm bằng thế chấp, giảm chi phí lãi suất cho chính phủ liên bang, người mua nhà và những người đi vay khác.
Các nhà hoạch định chính sách hôm thứ Tư đã bỏ phiếu để duy trì chương trình mua trái phiếu hàng tháng ít nhất 120 tỷ USD cho đến khi họ thấy “tiến bộ đáng kể hơn nữa” trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng lạm phát. Một số nhà phân tích thị trường cho rằng điều đó có nghĩa là tiếp tục hỗ trợ, với tốc độ đó, cho đến năm 2022.
Powell sử dụng từ “mạnh mẽ” để nói về chương trình mua tài sản, nhưng từ chối xác định cụ thể mức lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nào sẽ kích hoạt sự thay đổi chính sách trong tương lai.
Mặc dù vậy, ông đã nói rõ rằng Fed sẽ không vội vàng rút lại các biện pháp hỗ trợ mà họ đang cung cấp cho nền kinh tế khi đà phục hồi đang tăng tốc.
“Powell tỏ ra khá lạc quan về triển vọng phục hồi, đặc biệt là trong nửa cuối năm tới với giả định khá lạc quan về khả năng miễn dịch cộng đồng vào giữa năm tới với vắc-xin,” Thomas Costerg, nhà kinh tế cấp cao của Mỹ tại Pictet Wealth Management ở Geneva, cho biết. “Nhưng giọng điệu về chính sách tiền tệ vẫn còn rất ‘dovish’ - và thậm chí còn ‘dovish’ hơn khi đặt cạnh triển vọng vĩ mô khá lạc quan này.”
Cập nhật dự báo
Các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 và 2022, lên mức trung bình lần lượt là 4.2% và 3.2%. Nhưng các quan chức báo hiệu rằng họ sẽ tiếp tục kỳ vọng giữ nguyên lãi suất liên bang gần bằng 0, ít nhất là đến năm 2023.
“Chúng tôi sẽ giữ cho chính sách nới lỏng cho đến khi đà phục hồi đi đúng hướng,” Powell nói.
Chủ tịch Fed hoan nghênh sự cố gắng của Quốc hội nhằm đưa ra một gói cứu trợ khác cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi khóa khăn từ cuộc khủng hoảng Covid-19, nói rằng đó là cách tốt nhất để xây dựng cầu nối cho nền kinh tế tới những thời điểm tốt đẹp hơn mà ông thấy ở phía trước.
“Sự gia tăng liên tục các trường hợp Covid-19 mới, ở cả Hoa Kỳ và nước ngoài, là điều đặc biệt đáng lo ngại,” Ông nói. “Có vẻ như đây là thời điểm mà điều thực sự cần thiết là chính sách tài khóa và đó là lý do tại sao chúng tôi coi việc đó là điều tích cực.”
Kích thích tài khóa
Các nhà lãnh đạo Quốc hội đang thảo luận về một gói trị giá gần 900 tỷ USD sẽ bao gồm một đợt chi phiếu mới cho các cá nhân và tăng cường trợ cấp thất nghiệp liên bang.
Powell làm dịu lo ngại rằng lập trường tiền tệ cực kỳ nới lỏng của Fed sẽ làm bùng phát lạm phát không mong muốn, đồng thời nói rằng có những “thế lực” toàn cầu mạnh mẽ đang kìm hãm nó. Nếu lạm phát thực sự tăng lên trong khi nhiều người Mỹ được tiêm phòng hơn và nền kinh tế mở cửa, điều đó có thể chỉ là tạm thời, ông nói.
Ông cũng tránh những lo ngại hạn chế rằng lãi suất siêu thấp sẽ dẫn đến bong bóng trên thị trường chứng khoán và tài chính, mặc dù ông cho rằng “giá tài sản hơi cao một chút.”
Được thúc đẩy một phần bởi chính sách rất lỏng lẻo của Fed, giá cổ phiếu đã tăng lên mức kỷ lục sau khi giảm mạnh vào tháng 3 khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Và Neil Dutta, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ tại Renaissance Macro Research, nhận thấy giá sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn.
“Fed đã tăng dự báo tăng trưởng trong hai năm tới, giảm dự báo tỷ lệ thất nghiệp và tăng dự báo lạm phát cơ bản. Mặc dù vậy, họ không có kế hoạch sẽ thay đổi lãi suất. Đó là tin tốt cho sự tài sản rủi ro. Hãy mua cổ phiếu,” Jonathan Wright nói.
Thay vì tập trung vào những rủi ro tiềm ẩn từ lập trường của Fed, Powell liên tục đưa ra thông điệp rằng chính sách sẽ vẫn rất lỏng lẻo để hỗ trợ cho đà phục hồi mà ông thấy sắp tới.
“Mặc dù có ánh sáng ở cuối đường hầm, chương trình mua tài sản vẫn tiếp tục trong một thời gian nữa và lãi suất chính sách có thể sẽ ở mức 0 trong nhiều năm tới,” Jonathan Wright, giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins và là cựu nhà kinh tế của Fed cho biết.