Quá dựa vào nội tệ yếu là điều nguy hiểm với doanh nghiệp Nhật Bản
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Một quỹ đầu tư đã cảnh báo các công ty xuất khẩu không nên phụ thuộc quá nhiều vào đồng yên suy yếu để gia tăng lợi nhuận.
Colin McQueen, nhà quản lý tại quỹ T. Rowe Price, cho biết khi giá trị đồng tiền chạm tới mức đáy trong ba thập kỷ, một số công ty có thể dễ bị tổn thương trước sự không bền vững của lợi nhuận. Theo dữ liệu của Bloomberg, quỹ của ông phần lớn đã chiếm ưu thế hơn các quỹ cùng ngành trên toàn cầu khi đầu tư vào Nhật Bản trong 12 tháng qua với lợi nhuận khoảng 23%.
McQueen cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Một số doanh nghiệp định hướng xuất khẩu hiện nay đã làm thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ đồng Yên suy yếu. Bạn có thể thấy sự thay đổi nhỏ trong việc lựa chọn cổ phiếu được hưởng lợi trong môi trường lạm phát”.
Cảnh báo của McQueen được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng thị trường đang hướng tới giai đoạn thay đổi sau khi những bình luận từ Thống đốc Kazuo Ueda làm dấy lên suy đoán BoJ đang đặt nền móng cho việc bình thường hóa chính sách. Điều này có thể kích hoạt việc tái cân bằng danh mục đầu tư trên toàn cầu trước triển vọng thanh khoản thắt chặt tại quốc gia lãi suất âm cuối cùng trên thế giới trong năm nay.
Quỹ của ông đầu khoảng 10.4 tỷ USD vào Nhật Bản, chiếm 18% tổng vốn toàn cầu. Đây là một trong những công ty hoạt động tốt nhất trong số 43 công ty cùng ngành với tổng tài sản 5 tỷ USD trở lên và cổ phiếu Nhật Bản chiếm 10% lượng đầu tư của họ, theo dữ liệu lịch sử 5 năm do Bloomberg tổng hợp.
McQueen tiếp quản quỹ vào năm 2019 và mô tả cách tiếp cận của quỹ này là trái ngược, tận dụng các cơ hội mà các nhà đầu tư đang quá lo lắng trong thời gian tới và mua cổ phiếu của các công ty tốt đang giao dịch với giá rẻ.
“Nhật Bản có lẽ hơi giống một cơ hội ẩn mình,” ông nói, vì nhiều công ty tại quốc gia này có giá trị rất hấp dẫn. “Có lẽ trong ba năm qua, đây là khoảng thời gian khá tốt để trở thành một người chọn cổ phiếu ngược với phong cách thị trường.”
McQueen cho biết chứng khoán trong nước vẫn đang hấp dẫn và đà phục hồi có thể còn kéo dài hơn nữa. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng hơn 27% trong năm nay. McQueen cho biết cải cách quản trị doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán tốt hơn và sử dụng tài sản hiệu quả hơn có thể mang lại nhiều lợi nhuận.
Đà phục hồi của chứng khoán Nhật Bản lên mức cao nhất trong 33 năm khiến thị trường dễ điều chỉnh và bản thân McQueen cũng thận trọng trong việc lựa chọn đúng cổ phiếu khi lạm phát tại nước này thay đổi.
Ông nói: “Lãi suất ở các nơi khác trên thế giới đã tăng lên, tăng chênh lệch lãi suất đối với Nhật Bản”. Tuy nhiên, hiện tại, điều quan trọng là phải đảm bảo “bạn không cần lựa chọn cổ phiếu trong danh mục đầu tư đòi hỏi môi trường kinh tế giống nhau để thành công."
USDJPY đã tăng 11%, mạnh nhất trong nhóm G10 năm nay.
Quỹ này phân bổ tài sản lớn nhất vào Toyota bất chấp những lo ngại của McQueen về JPY. McQueen đã mua thêm cổ phiếu của công ty này từ quý II, khi P/B của Toyota chạm đáy do Covid. Giá cổ phiếu của công ty sản xuất ô tô số 1 thế giới đã tăng khoảng 50% trong năm nay, lên mức cao kỷ lục.
“Công ty có rất nhiều tài sản và khả năng họ cải thiện giá trị của mình đã tăng lên." Một số điểm sáng của Toyota gồm tái cơ cấu tài sản, doanh số bán hàng tốt hơn và các khoản đầu tư công nghệ tiềm năng.
Quỹ cũng vượt trội so với chỉ số chứng khoán Nhật Bản với những con hàng như hiệu thuốc MatsukiyoCocokara, và ông McQueen cũng kỳ vọng sẽ có nhiều khách du lịch đến Nhật Bản hơn, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành.
Ông cho rằng thành quả của quỹ là nhờ kỷ luật trong việc chọn cổ phiếu, chia sẻ ý tưởng và làm việc với các nhà phân tích nghiên cứu nói tiếng Nhật theo cách tiếp cận từ dưới lên, vượt xa S&P 500 trong 12 tháng qua.
Bloomberg