Quan chức ECB: Cần dè chừng với mức chênh lệch lợi suất trái phiếu của Italy
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Thống đốc Ngân hàng trung ương Ireland Gabriel Makhlouf cho biết, chênh lệch lợi suất trái phiếu của Ý so với các nước khác sẽ khiến các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu phải cảnh giác.
Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư tại cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở thành phố Marrakech, Maroc, nói rằng ông và các đồng nghiệp của mình có các công cụ để ngăn chặn mọi vấn đề nếu chúng xảy ra.
Ông nói: “Những gì đang xảy ra ở Ý vừa là quan điểm thị trường về rủi ro chính sách trong nước, vừa là quan điểm tương đối của họ so với các quốc gia khác. Đó hoàn toàn là điều mà ECB sẽ rất tập trung vào.”
Ý đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khi khoản ngân sách từ chính phủ thủ tướng Giorgia Meloni được công bố, mà Fitch Ratings đề cập tới như là một kế hoạch “nới lỏng," ngay sau khi kế hoạch đánh thuế ngân hàng của họ đổ bể.
Quan chức tài chính của IMF, Vitor Gaspar - cựu bộ trưởng tài chính Bồ Đào Nha - cho biết hôm thứ Tư rằng nước này cần làm nhiều hơn để hạn chế các gánh nặng nợ.
Đối với các quan chức ECB, Ý từ lâu đã là một mối lo ngại. Năm ngoái, họ đã nghĩ ra một công cụ chống khủng hoảng mới cho phép họ tăng lãi suất trong khi ngăn chặn thị trường trái phiếu sụp đổ.
Ông Makhlouf cho biết: “Một phần công việc của chúng tôi là đảm bảo rằng chính sách tiền tệ được đồng bộ trên toàn bộ Eurozone. Nếu có điều gì đó cản trở điều đó, nó có thể sẽ rất đáng lo ngại” mặc dù “tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi có các công cụ để tự quản lý điều đó,” ông nói thêm.
Nói chuyện riêng với Bloomberg, Thống đốc ngân hàng trung ương Croatia, ông Boris Vujcic, cho biết Ý chưa cần tới công cụ xử lý khủng hoảng mới của ECB vào lúc này.
Ông nói: “Mức chênh lệch đang được mở rộng, nhưng không quá nhiều. “Nếu bạn nhìn vào sự thay đổi trong dự báo ngân sách, đó là điều có thể đoán trước được.”
"Mặc dù Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni không đưa ra các biện pháp liều lĩnh nhưng hành động của chính phủ có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại."
“Tôi có cảm giác rằng thị trường đang lo lắng rằng chính phủ chi tiêu quá nhiều,” ông nói. “Tôi nghĩ thị trường đã bị hoảng sợ bởi khoản thuế ngân hàng bất ngờ xuất hiện.”
Ông Makhlouf cho biết biện pháp này sau đó phải đối mặt với rất nhiều điều chỉnh “đến mức gây nghi ngờ về tính hiệu quả và tác động tới việc điều hành chính sách cũng như không củng cố được lòng tin”.
Ông cho rằng mọi thứ sẽ ổn định trên thị trường trái phiếu, mặc dù khó có thể dự báo kết quả như vậy vào lúc này khi thế giới đang điều chỉnh để thích nghi với sự hỗ loạn sau nhiều thập kỷ tương đối yên bình.
Về chính sách tiền tệ của ECB, Makhlouf cho biết các quan chức sẽ không ngần ngại tăng chi phí đi vay nếu cần, với cuộc họp quan trọng tiếp theo vào tháng 12.
“Chúng tôi sẽ tăng lãi suất lần nữa nếu dữ liệu không như mong muốn. Dự báo tháng 12 có thể sẽ khả quan hơn.”
Bloomberg