Quan chức RBA cho biết quá trình kiềm chế lạm phát vẫn còn khó khăn

Quan chức RBA cho biết quá trình kiềm chế lạm phát vẫn còn khó khăn

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:35 13/11/2023

Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ Australia cho biết hôm thứ Hai rằng tỷ lệ lạm phát của Australia “vẫn còn quá cao” và giai đoạn sau trong quá trình kiềm chế lạm phát có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn giai đoạn đầu.

Marion Kohler, Phó Thống đốc RBA, cho biết: “Một số nền kinh tế trên thế giới trước đây đã trải qua những điều tương tự như chúng tôi trong chu kỳ lạm phát hiện tại. Việc giá nhiên liệu tăng gần đây cũng là một lời nhắc nhở rằng những điều bất ngờ từ cú sốc nguồn cung có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Có thể nói, kiềm chế lạm phát vẫn còn khá khó khăn.”

Bình luận này được đưa ra chỉ chưa đầy một tuần kể từ khi RBA nâng lãi suất điều hành lên mức cao nhất trong 12 năm là 4.35%, đồng thời báo hiệu rằng có thể vẫn cần thắt chặt chính sách hơn nữa khi lạm phát dự kiến sẽ chỉ đạt được mục tiêu 2-3% vào cuối năm 2025.


Thị trường tài chính dự đoán có 76% khả năng RBA sẽ tăng lãi suất lần nữa lên 4.60% vào tháng 5 năm sau. Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2024.

Lạm phát của Australia đạt mức cao nhất là 7.8% vào tháng 12 năm ngoái và sau đó đã hạ nhiệt xuống còn 5.4%, cho thấy việc tăng lãi suất của RBA đang có hiệu quả như dự kiến. Tuy nhiên, giá dịch vụ vẫn ổn định trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và tốc độ tăng dân số tăng cao, buộc RBA phải nâng dự báo lạm phát vào tuần trước.

Hiện tại, họ kỳ vọng chỉ số CPI toàn phần sẽ có thể đạt được mức 3% vào cuối năm 2025, cao hơn ước tính trước đó là 2.75%.

Kohler cho biết: “Nếu kỳ vọng lạm phát cao có tác động lớn tới kỳ vọng của mọi người thì việc giải quyết vấn đề này sẽ tốn nhiều chi phí, kéo theo lãi suất cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều hơn”.

Australia thắt chặt với tốc độ chậm hơn so với các nước khác trên thế giới, khi tăng lãi suất điều hành của nước này tăng 4.25% trong khi ở Mỹ và New Zealand lãi suất đã tăng 5.25%.
Cách tiếp cận thận trọng của RBA phản ánh kỳ vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách cũng nhấn mạnh đến tác động của chính sách thắt chặt tới những người đi vay vốn tại nước này, những người có các khoản vay với lãi suất biến đổi. Điều này khác với Mỹ, hầu hết các khoản vay thế chấp đều có lãi suất cố định trong 30 năm.

Dữ liệu của nền kinh tế gần đây cho thấy thị trường nhà ở đã tăng lên gần mức cao kỷ lục và niềm tin của doanh nghiệp vẫn cho thấy khả năng phục hồi. Tăng trưởng dân số cũng thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng nhu cầu về nhà ở, phương tiện đi lại và lương thực, thực phẩm.

Mặt khác, thị trường lao động nước này đang bắt đầu có dấu hiệu nới lỏng, RBA dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ sớm tăng từ mức 3.6% hiện tại. Đây là mức tỷ lệ thất nghiệp rất thấp đối với nền kinh tế nước này.

Kohler nói thêm: “Chúng tôi hiện đang kỳ vọng thị trường lao động sẽ dần dần nới lỏng hơn nữa do tổng cầu đang trong giai đoạn tăng trưởng dưới trung bình”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?

Cuộc bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc đua giữa hai đảng mà còn là cuộc đối đầu giữa các giá trị của dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Trump, liệu nền kinh tế sẽ hướng tới sự bền vững và minh bạch, hay tập trung quyền lực và lợi ích cá nhân?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ