Quan chức Trung Quốc hứa hẹn làm mọi thứ để củng cố niềm tin thị trường

Quan chức Trung Quốc hứa hẹn làm mọi thứ để củng cố niềm tin thị trường

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:07 20/12/2022

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vào tuần trước đã định hướng cho bức tranh chính sách kinh tế của Trung Quốc năm 2023. Chủ đề chính là xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp khi Trung Quốc đang chuyển dịch từ chính sách Zero Covid sang chính sách mở cửa trở lại.

Quan chức Trung Quốc hứa hẹn làm mọi thứ để củng cố niềm tin thị trường
Quan chức Trung Quốc hứa hẹn làm mọi thứ để củng cố niềm tin thị trường

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC) được tổ chức vào tuần trước đã làm sáng tỏ các nhận định chính sách cho năm 2023. Hội nghị này diễn ra trước sự kiện thường niên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của chính phủ dự kiến được tổ chức vào tháng 3. Hội nghị sẽ đặt ra các mục tiêu chính sách kinh tế cho năm tới.

Theo tuyên bố của CEWC, trọng tâm chính sách năm 2023 sẽ là củng cố niềm tin của thị trường và phục hồi nhu cầu trong nước. Các nhà lãnh đạo hiện rất quan tâm đến việc đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng vào năm 2023, sau mức tăng trưởng chậm trong năm nay vào khoảng 3%, thấp hơn tiềm năng và mục tiêu ban đầu của chính phủ là 5.5%.

Tiêu dùng là chìa khóa để phục hồi kinh tế

Phục hồi tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu trong các nhiệm vụ chi tiết cho nền kinh tế năm 2023. Các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng thu nhập hộ gia đình qua nhiều kênh và hỗ trợ chi tiêu để cải thiện lĩnh vực nhà ở, phương tiện sử dụng năng lượng và chăm sóc người cao tuổi. Hơn nữa, khi Trung Quốc đang dứt khoát từ bỏ chính sách Zero Covid, sự phục hồi tiêu dùng rất có ý nghĩa sau khi tình hình Covid ổn định. Thật vậy, thuật ngữ “Zero Covid” đã bị loại bỏ trong các kênh thông tin liên lạc chính thức từ cuối tháng 11. Và đúng như chúng tôi dự đoán, nó cũng không được nhắc đến trong tuyên bố của CEWC. Thay vào đó, tuyên bố nói rằng “tối ưu hóa chính sách Covid một cách kịp thời” khi việc kiểm soát đại dịch đã bước sang một “giai đoạn mới”.

Mặc dù CEWC tuyên bố sẽ tăng cường nới lỏng chính sách vĩ mô để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng tính bền vững của chính sách tài khóa và sự cần thiết của việc kiềm chế rủi ro nợ của chính quyền địa phương. Điều này có thể có nghĩa là sự gia tăng của nợ vay sẽ hạn chế mức độ kích thích tài chính được triển khai (Biểu đồ 1). Hơn nữa, việc kích thích tiền tệ sẽ tiếp tục được dùng để tránh tái sử dụng đòn bẩy và các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục duy trì mức thanh khoản “dư dả một cách hợp lý”. Điều này có thể chỉ ra rằng việc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ rất hiếm vào năm 2023, tương tự như năm nay.

Biểu đồ: Tổng nợ của chính phủ tiếp tục tăng

Chúng tôi cho rằng các chính sách kích thích vẫn sẽ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong nửa đầu năm 2023. Trong nửa cuối năm, tiêu dùng sẽ phục hồi đáng kể và chiếm lĩnh tăng trưởng sau khi tình hình dịch Covid ổn định. Điều này cho phép chính sách trở nên trung lập hơn trong nửa sau.

Nhưng cho đến hôm nay, các ca nhiễm Covid vẫn đang càn quét khắp Trung Quốc sau khi chính phủ nới lỏng chính sách Covid. Hệ thống y tế công cộng đang chịu áp lực rất lớn. Tiêu thụ vẫn sẽ yếu và chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng trong thời gian tới.

Ổn định thị trường bất động sản

Các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để ổn định thị trường. Trọng tâm chính của chính sách bất động sản sẽ tiếp tục là hoàn thiện nhà và hỗ trợ nhu cầu tái cấp vốn cho các nhà phát triển. Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ có thể tung ra nhiều gói hỗ trợ hơn, sau khi một loạt các biện pháp được công bố vào tháng 11 để giải quyết các vấn đề của thị trường bất động sản.

Chúng tôi nhận định bất động sản sẽ không phải lực cản đối với tăng trưởng năm 2023 khi nó có thể đã chạm đáy. Nhưng bất động sản cũng sẽ khó có thể trở thành một động lực tăng trưởng lớn như trong quá khứ, thậm chí trong trung hạn bởi vì các chính sách thắt chặt để kiềm chế đòn bẩy có thể vẫn sẽ được duy trì. Thật vậy, chính phủ không muốn có một đợt bùng nổ nhà ở khác. Hội nghị vừa rồi lặp lại cụm từ “nhà để ở chứ không phải để đầu cơ”, điều mà chính quyền Trung Quốc thường sử dụng trong những năm gần đây để ám chỉ rằng nhà ở phải phục vụ nhu cầu đích thực chứ không phải mục đích đầu tư. Hội nghị cũng nhận định rằng lĩnh vực bất động sản nên hướng tới một “mô hình phát triển mới”, có thể có nghĩa là các nhà phát triển sẽ phải rời xa mô hình tăng trưởng dựa vào nợ, trong khi thị trường cho thuê sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong tương lai.

Niềm tin doanh nghiệp vững vàng

CEWC chỉ ra hỗ trợ mạnh mẽ cho các công ty công nghệ lớn, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân nói chung là mục tiêu hiện nay. Tuyên bố của hội nghị không đề cập đến chiến dịch “thịnh vượng chung” nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và thường được thị trường coi là có liên quan đến các hạn chế. Tuy nhiên, từ góc độ trung và dài hạn, chủ đề thịnh vượng chung có thể sẽ tiếp tục và xu hướng chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng do nhà nước dẫn dắt nhiều khả năng sẽ tiếp tục.

Trong khi đó, tuyên bố của CEWC cũng chứa các thông điẹp về lưu thông kép và tự lực trong công nghệ. Nó nhấn mạnh việc nâng cấp công nghiệp không chỉ là phát triển trong nước mà còn là cải thiện vị trí của ngành công nghiệp Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số và các ngành công nghiệp chiến lược như năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Hội nghị cũng nhấn mạnh vai trò của đầu tư nước ngoài và ngày càng mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều thú vị là hội nghị nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ chủ động thúc đẩy việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tăng cường cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn mà Hiệp định yêu cầu, bao gồm cả những tiêu chuẩn về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các tiêu chuẩn khó khăn về môi trường và lao động. Việc tham gia hiệp định sẽ khá là thách thức do căng thẳng địa chính trị hiện nay giữa Trung Quốc và một số quốc gia thành viên.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ