Quan chức WHO cảnh báo Coronavirus có thể trở thành chủng đặc hữu như HIV và không bao giờ biến mất

Quan chức WHO cảnh báo Coronavirus có thể trở thành chủng đặc hữu như HIV và không bao giờ biến mất

22:21 14/05/2020

Virus gây ra đại dịch COVID-19 có thể trở thành một chủng đặc hữu giống như HIV, WHO cho biết. Đây là cảnh báo cho các tổ chức đang cố gắng dự đoán thời gian tồn tại của Coronavirus và cũng là lời kêu gọi một nỗ lực khổng lồ chống lại nó.

“Đã đến lúc chúng ta cần bàn bạc về vấn đề này: Coronavirus có thể trở thành một loại virus đặc hữu khác trong cộng đồng của chúng ta và nó sẽ không bao giờ biến mất”. Ông Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp của WHO phát biểu trong một cuộc họp ngắn.

“Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận thực tế hơn, cho tới nay chưa có bất cứ ai dự đoán được chừng nào căn bệnh này sẽ hoàn toàn biến mất”, ông nói thêm. “Không có lời hứa hay một ngày cụ thể nào được đưa ra. Căn bệnh có thể trở thành một vấn nạn dài hạn, hoặc cũng có thể không”.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng thế giới đang phần nào tìm ra giải pháp kiểm soát dịch bệnh, mặc dù sẽ tốn rất nhiều công sức ngay cả khi vaccine được điều chế - một nỗ lực mà ông so sánh giống như việc đưa con người lên mặt trăng.

Đã có hơn 100 loại vaccine tiềm năng được phát triển, bao gồm cả một số loại đang thử nghiệm lâm sàng, nhưng các chuyên gia vẫn liên tục nhấn mạnh việc điều chế ra được loại vaccine có hiệu quả với coronavirus rất khó khăn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất

Biên bản họp tháng 12 của Fed cho thấy các quan chức đã quyết định giảm tốc độ cắt giảm lãi suất để đối phó với rủi ro lạm phát gia tăng. Dù thị trường lao động vẫn vững vàng, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trước những biến động kinh tế và chính sách sắp tới từ chính quyền Trump.
Trump và nguy cơ bùng nổ chạy đua vũ khí hạt nhân toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump và nguy cơ bùng nổ chạy đua vũ khí hạt nhân toàn cầu

Nếu làm suy yếu niềm tin của các đồng minh vào sự bảo vệ từ “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể vô tình gây tổn hại nghiêm trọng đến Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Hệ quả là nhiều quốc gia có thể buộc phải phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ, đồng thời làm lung lay nền móng của một thỏa thuận quốc tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ