Quan điểm về lạm phát của các Ngân hàng trung ương đang ngày càng khó duy trì
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Các ngân hàng trung ương gần đây đang tập trung vào việc mô tả lạm phát là nhất thời. Vấn đề là, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy áp lực giá có thể sẽ kéo dài. Điều này bao gồm các doanh nghiệp nhỏ đang chật vật tìm kiếm người lao động và tỷ lệ tuyển dụng cao kỷ lục ở Hoa Kỳ. Trợ cấp thất nghiệp đang làm đảo lộn dữ liệu kinh tế, buộc Fed phải "nâng đỡ" nền kinh tế.
Trong khi đó, các thị trường đang đấu tranh để tìm hướng đi, chờ đợi những gợi ý về một xu hướng chính sách chính thức. Điều đó sẽ không đến từ Fed trong giai đoạn "blackout" của họ, cũng không phải từ cuộc họp ECB có ít tác động vào thứ Năm. Định hướng chính sách mở rộng cho chương trình mua tài sản PEPP “cao hơn đáng kể” nên đi kèm với một giọng điệu thận trọng, được hỗ trợ bởi lợi suất ngoại vi giảm xuống mức thấp nhất trong tháng. Ngân hàng Trung ương Canada sẽ có cuộc họp ngày hôm nay và trong khi dự kiến không có thay đổi trong chính sách, báo cáo việc làm tháng 5 không đạt dự báo sẽ hướng sự tập trung vào bất kỳ gợi ý nào cho "tapering". Thị trường quyền chọn hiện cho thấy kỳ vọng tăng lãi suất 3 lần trong vòng 2 năm tới.
Trái ngược với các đồng nghiệp trên toàn cầu, PBOC cho thấy họ đang lo lắng về lạm phát, với chỉ số giá sản xuất tháng 5 tăng lên mức đỉnh 2008 tại 9.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tượng chuyển chi phí cho người tiêu dùng vẫn đang được kiềm chế với CPI ch. ở mức 1,3% so với một năm trước. Nhưng Trung Quốc không muốn mạo hiểm, tăng cường cam kết sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát giá cả - mặc dù không có nhiều tác dụng nếu nhìn vào thị trường hàng hóa lúc này.
Chứng khoán châu Á giảm nhẹ vào sáng nay trong một ngày có sự kiện nào quan trọng, thị trường vẫn đang chờ đợi chất xúc tác tiếp theo. Ngay cả trái phiếu kho bạc cũng đang giao dịch đi ngang. Mặc dù số liệu CPI đang nhận được rất nhiều chú ý vậy, đừng mong đợi điều đó sẽ làm lung lay quan điểm của các nhà hoạch định chính sách.
Laura Cooper, Bloomberg