Quặng sắt - Tài sản dễ tổn thương nhất bởi Trung Quốc
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Các động thái của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) tại Trung Quốc, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP khiêm tốn 5%, đã mang lại nhiều phản ứng khác nhau trên thị trường hàng hóa.
Nếu nhìn rộng, tin tức sẽ có tác động tiêu cực nhất đến quặng sắt, dầu ít tiêu cực nhất, còn đồng ở mức trung bình. Các gói kích không còn quá lớn kết hợp cùng các phát biểu thận trọng về triển vọng kinh tế có thể kéo giá quặng sắt xuống thấp hơn. Hợp đồng tương lai quặng sắt Singapore giảm 2% trước tình hình một số nhà kinh tế đang thu hẹp triển vọng của nguyên liệu thô sản xuất thép, một phần do nguồn cung dự kiến sẽ tăng trong năm 2023. Ngoài ra, các nhà chức trách ở Trung Quốc vẫn cảnh giác với quặng sắt sau đợt tăng giá gần đây.
Đối với dầu, sự suy yếu sẽ ít nghiêm trọng hơn. Triển vọng tăng trưởng khoảng 5% tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới vẫn đủ để nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng đáng kể, thúc đẩy nhu cầu vận chuyển và gây mất cân bằng thị trường toàn cầu trong nửa cuối năm.
Ả-rập Xê-út vừa tăng giá bán chính thức cho các chuyến hàng xuất khẩu dầu đến Châu Á, cho thấy diễn biến về nhu cầu đang tích cực. Giá dầu Brent chỉ giảm khoảng 0.5%. Đồng có thể giảm nhẹ trước tin tức đại hội, nhưng rồi sẽ đảo chiều khi quá trình chuyển đổi năng lượng - động lực chính của nhu cầu - vẫn đang chi phối. Ngoài tác động từ phía Trung Quốc, đồng cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi phát biểu vào tối ngày 7/3 - 8/3 tới đây của chủ tịch Powell và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào ngày 10/3.
Bloomberg