Quên lạm phát đi, trong môi trường giảm phát Vàng cũng sẽ tăng mạnh!
Ta thường thấy một lập luận theo kiểu truyền thống đối với với vàng là nó biến động trong tương quan với lợi suất thực. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố đang diễn ra xung quanh vàng, và thứ kim loại này thậm chí còn có thể tăng cả trong một môi trường giảm phát.
Đối với một loại tài sản một tài sản “cứng” có nguồn cung ổn định và không tự sinh ra lợi suất, sẽ hoàn toàn đúng khi nói rằng giá vàng có mối liên hệ chặt chẽ với lạm phát. Trên thực tế, trong lịch sử, các loại trái phiếu chính phủ Mỹ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát (TIPS – Treasury inflation protected securities) là một trong những lời giải thích mạnh nhất cho biến động trên từng bước giá của vàng. Và chắc chắn rằng chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay sẽ mang lại sự hỗ trợ tự nhiên cho thứ kim loại quý này.
Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Thời kỳ giảm phát kéo dài gần nhất ở Hoa Kỳ là vào cuộc Đại suy thoái và nó nắm giữ một manh mối quan trọng. Vào tháng 4 năm 1933, khi cố Tổng thống Mỹ Roosevelt sung công lượng vàng đang thuộc sở hữu tư nhân, ông đã mua vàng ở giá chỉ 20.67 USD/ounce. Chín tháng sau, ông nâng mức giá niêm yết theo đồng Dollar lên 35 USD/ounce. Tôi đồng ý rằng đây chưa phải là một ví dụ hoàn hảo, bởi giá đã được “nhà vua” định đoạt, chứ không phải theo lẽ tự nhiên của thị trường.
Nhưng hãy cùng xem xét cơ chế hoạt động của một môi trường giảm phát. Những sự kiện như vậy khi xảy ra đều có liên quan đến sự sụp đổ hàng loạt về nhu cầu, đóng cửa các doanh nghiệp và những dòng người xếp hàng dài chờ đợi đến lượt để được tiếp tế nhu yếu phẩm. Nếu điều đó lặp lại vào thời buổi hiện nay, lãi suất danh nghĩa sẽ còn phải xuống dưới mức 0. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chứng khoán và từ việc nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn sẽ không còn hấp dẫn. Tiền sẽ được tích trữ dưới dạng tiền mặt cùng với các loại tài sản tương đương tiền mặt. Và đương nhiên, nhu cầu cho vàng sẽ tăng cao.
Bây giờ trước khi buộc tội tôi là bịp bợm và lừa gạt thiên hạ, hãy cho phép tôi được nhắc lại môi trường tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với vàng: tăng trưởng ổn định và kiểm soát lạm phát trong bối cảnh kinh tế ôn hòa - vốn là điều kiện tối quan trọng trong thị trường tài chính khi nhìn lại cả một thế hệ trở về đây.
Một điểm chính, như đã được thảo luận trong mục góc nhìn vĩ mô thứ 6 vừa rồi, là vàng có tương quan với bất kỳ nỗi sợ hãi nào được cho là lớn nhất trên thị trường tài chính. Nếu nỗi sợ đó là lạm phát leo thang, thì cứ vậy đi. Nhưng điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với giảm phát.