Quỹ ETF: Mua Vàng, mua nữa, nhưng liệu có thể mua mãi?
Bảo Chung
Currency Analyst
Vàng giao ngay đã lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, hợp đồng tương lai tháng 8 một lần nữa vượt mốc $2,000/oz hôm qua.
Mọi động lực tăng giá dường như đều đến từ các quỹ ETF với những kho dự trữ khổng lồ. Câu hỏi ở đây, là động lực đó có thể tồn tại mãi mãi? Có lẽ không, nhưng đâu là điểm kết thúc thì không ai có thể tiên đoán.
Lượng vàng thỏi nắm giữ của các quỹ đã tăng lên 3,357 tấn, gần bằng 1/3 lượng vàng được tích lũy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hiện tại, sự thận trọng đang quay trở lại với phe mua trên thị trường tương lai khi sự nhiệt tình đã không còn như trước.
Lượng nắm giữ có lẽ sẽ không tiếp tục tăng quá mạnh như trước đây. Khi giá Vàng giao ngay chạm đỉnh cao lịch sử năm 2011, các quỹ ETF chỉ vừa mới ra đời tại một số vùng. Ngày hôm nay, theo đà phát triển của châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ, sự mở rộng của nó cũng tăng lên đáng kể. Chỉ số Herfindahl-Hirschman đo lường mức độ tập trung của ngành công nghiệp. Khi áp dụng vào các quỹ ETF lớn nhất, nó đã giảm từ 2,500 năm 2012 xuống 1,300 cuối năm ngoái khi số lượng quỹ được theo dõi bởi Hội đồng Vàng thế giới tăng từ 71 lên 114.
Xét trên khía cạnh tác động tới mức độ cân bằng của thị trường, việc thực sự mua vàng vật chất từ các hầm chứa Vàng tại London, New York và nhiều nơi khác của các quỹ ETF có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thị trường tương lai. Điều này làm chúng khác biệt nhiều so với các quỹ ETC (quỹ hoán đổi dầu thô) với tài sản cơ sở là “hợp đồng” (contract). Trên thực tế, trong thâp kỷ vừa qua, mối tương quan hàng quý giữa dòng tiền của quỹ và giá trị kim loại Vàng vào cỡ 0.8. Kể từ khi các quỹ ETF ra đời năm 2003, giá trị nắm giữ của ETF di chuyển cùng hướng với giá Vàng mỗi năm, từng bước giá một.