Quyết định lãi suất của ECB tối nay: Câu hỏi không phải là “nếu” mà là “khi nào”

Quyết định lãi suất của ECB tối nay: Câu hỏi không phải là “nếu” mà là “khi nào”

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

14:23 29/10/2020

Với việc số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và một số quốc gia đang dự tính các biện pháp hạn chế mới, Ngân hàng Trung ương châu Âu lại đang chịu áp lực phải làm gì đó để hỗ trợ nền kinh tế của Liên minh.

Chủ tịch Christine Lagarde có thể sẽ hứa rằng bà sẵn sàng nới lỏng chính sách khi các điều kiện kinh tế cho thấy đó là điều cần thiết, nhưng quyết định đó là chưa hẳn là cần thiết tại cuộc họp vào tối nay.

Ngân hàng trung ương này được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn chính ở mức 0% và lãi suất huy động ở -0.5%. Chương trình mua trái phiếu của ECB (PEPP), với chỉ khoảng 500 tỷ EUR đã được phân bổ sử dụng trong giới hạn 1.35 nghìn tỷ EUR, nhiều khả năng cũng sẽ được giữ nguyên.

Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu

GDP quý III của Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ phục hồi 9.4% sau khi giảm 3.6% trong quý I và 11.8% trong quý II. Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng chậm từ 7.1% trong tháng 3 lên 8.1% trong tháng 8, mức đỉnh của thời kỳ đại dịch, với con số 8.3% được dự kiến vào tháng 9.

GBP của Châu Âu

Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã đưa ra các lệnh hạn chế mới và Đức đang chuẩn bị làm theo. Mặc dù hầu hết các biện pháp phong tỏa đã được dỡ bỏ vào mùa hè, ngành dịch vụ của khu vực đồng Euro vẫn thu hẹp do sự sụt giảm lớn về nhu cầu du lịch và khách sạn.

Các chính phủ sẽ lại cần hỗ trợ kinh tế và kinh doanh. Ý đã thông qua một gói cứu trợ mới trong tuần này và Đức đang lên kế hoạch hỗ trợ thêm.

Đại dịch đang quay trở lại và khả năng triển khai các biện pháp phong tỏa có nghĩa là một cuộc suy thoái thứ hai đang đến gần hơn bao giờ hết.

Các cuộc đàm phán Brexit với Anh cũng là một vấn đề cần quan tâm nhưng với việc cả hai nền kinh tế đang chịu mối đe dọa nghiêm trọng từ Covid-19, không bên nào muốn mạo hiểm phải đối mặt với những khó khăn đến từ việc không thể đi đến một thỏa thuận.

Đồng Euro đã chịu áp lực bán trong tuần này do sự lây lan của Covid-19 khiến các biện pháp phòng ngừa tốn kém có nhiều khả năng xảy ra hơn, nhưng nhìn chung nó vẫn nằm trong phạm vi 1.1630-1.1940 trong 3 tháng qua.

Kết luận
EUR/USD trên khung Daily

Đại dịch là một thảm họa kinh tế diễn biến chậm chạp. Nếu các chính phủ châu Âu quyết định đóng cửa nền kinh tế của họ để đối phó với sự trở lại của làn sóng lây nhiễm Covid-19, thì kết quả đã được biết trước.

Các nhà hoạch định chính sách tại ECB và lãnh đạo không cần phải suy đoán về kết quả, nếu nền kinh tế của họ đóng cửa, họ sẽ có phải đối đầu với một cuộc suy thoái lần thứ hai. Câu hỏi duy nhất là bao giờ họ mới hành động. Tỷ lệ đặt cược vào một động thái bất ngờ từ ECB đang tăng lên. Hãy coi chừng!

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ