Quyết định nâng trần nợ của Mỹ có thể gây ra cơn "sóng thần" phát hành nợ, khiến thanh khoản thị trường gặp rủi ro
Tùng Trịnh
CEO
Việc Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật đình chỉ trần nợ liên bang đã bật đèn xanh cho Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu sau nhiều tháng gián đoạn.
Kể từ giữa tháng 1, khi trần nợ chạm 31.4 nghìn tỷ đô la, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để duy trì các khoản thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ nợ của liên bang.
Số tiền trong kho bạc cũng cạn kiệt dần, và chỉ còn dưới 23 tỷ đô la vào ngày 1 tháng 6 - một mức được các chuyên gia coi là thấp một cách nguy hiểm
Kho bạc Hoa Kỳ cạn kiệt tiền mặt
Dự luật mà ông Biden ký hôm thứ Bảy đã đình chỉ giới hạn nợ cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, cho phép Bộ Tài chính tăng lượng tiền mặt của mình lên mức an toàn. Đầu tháng trước, Kho bạc đã đưa ra mức cân đối tiền mặt lên tới 550 tỷ đô la vào cuối tháng Sáu. Thâm hụt ngân sách gia tăng cũng gây áp lực buộc Bộ Tài chính phải tăng cường vay nợ.
Quá trình bổ sung ngân sách bằng việc phát hành trái phiếu - với quy mô vượt quá 1 nghìn tỷ đô la - có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, vì chúng sẽ rút thanh khoản khỏi khu vực ngân hàng, tăng lãi suất huy động ngắn hạn và gia tăng áp lực lên nền kinh tế mà nhiều chuyên gia cho rằng sắp phải đối mặt với một cuộc suy thoái.
Bank of America ước tính làn sóng phát hành nợ này có thể có tác động tương tự như việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất 25bps
Thông báo về các buổi đấu thầu trái phiếu kho bạc sẽ đưa thêm định hướng cho các nhà đầu tư về tốc độ phát hành nợ của Bộ tài chính. Vào thứ Năm, bộ cho biết họ đã lên kế hoạch tăng quy mô của các đợt chào bán nợ kỳ hạn ba tháng và sáu tháng thêm 2 tỷ đô la mỗi đợt trong tuần tới. Cơ quan này cũng đã tăng cường phát hành nợ kỳ hạn bốn tháng.
Bloomberg